Hỗ trợ Doanh nghiệp & Người tiêu dùng
Tin Tức
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (UBCTQG), Bộ Công Thương tiếp nhận báo cáo của Công ty Honda Việt Nam (Công ty) về Chương trình thu hồi xe ô tô Honda CR-V; Honda CIVIC, CIVIC TYPE-R và Honda CR-V e:HEV RS được sản xuất trong giai đoạn năm 2021-2024 do Công ty sản xuât, nhập khẩu và phân phối dựa theo chiến dịch thu hồi m
Căn cứ Quyết định số 326/QĐ-CT ngày 16 tháng 10 năm 2024 của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia về việc thành lập Hội đồng tuyển dụng vi
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xin thông báo về việc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp và đề nghị rút tiền k
Thương mại điện tử đang thúc đẩy nền kinh tế số của đất nước. Thương mại điện tử tại Việt Nam là một hình thức bán h
DANH MỤC HÀNG HÓA CÓ KHUYẾT TẬT
Mua bán căn hộ chung cư, các dịch vụ sinh hoạt do đơn vị quản lý khu chung cư cung cấp
Mua bán căn hộ chung cư, các dịch vụ sinh hoạt do đơn vị quản lý khu chung cư cung cấp
Mua bán căn hộ chung cư, các dịch vụ sinh hoạt do đơn vị quản lý khu chung cư cung cấp
Mua bán căn hộ chung cư, các dịch vụ sinh hoạt do đơn vị quản lý khu chung cư cung cấp
Mua bán căn hộ chung cư, các dịch vụ sinh hoạt do đơn vị quản lý khu chung cư cung cấp
Theo Điều 100 Luật Thương mại, các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại như sau:
- Khuyến mại cho hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hoá chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng.
- Sử dụng hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng.
- Khuyến mại hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi.
- Khuyến mại hoặc sử dụng thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.
- Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng.
- Khuyến mại để tiêu thụ hàng hoá kém chất lượng, làm phương hại đến môi trường, sức khoẻ con người và lợi ích công cộng khác.
- Khuyến mại tại trường học, bệnh viện, trụ sở của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân.
- Hứa tặng, thưởng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng.
- Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
- Thực hiện khuyến mại mà giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại vượt quá hạn mức tối đa hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại quá mức tối đa theo quy định tại khoản 4 Điều 94 của Luật này.
Theo Điều 320 Luật Thương mại, những hành vi vi phạm pháp luật về thương mại như sau:
- Vi phạm quy định về đăng ký kinh doanh; giấy phép kinh doanh của thương nhân; thành lập và hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam và của thương nhân nước ngoài;
- Vi phạm quy định về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong nước và hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh;
- Vi phạm chế độ thuế, hóa đơn, chứng từ, sổ và báo cáo kế toán;
- Vi phạm quy định về giá hàng hóa, dịch vụ;
- Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Buôn lậu, kinh doanh hàng nhập lậu, buôn bán hàng giả hoặc nguyên liệu, vật liệu phục vụ cho sản xuất hàng giả, kinh doanh trái phép;
- Vi phạm các quy định liên quan đến chất lượng hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong nước và hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu;
- Gian lận, lừa dối khách hàng khi mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
- Vi phạm các quy định liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng;
- Vi phạm quy định về quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu;
- Vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa;
- Các vi phạm khác trong hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 25 Luật Dược, điều kiện chuyên môn của chủ cơ sở bán lẻ thuốc, người bán lẻ thuốc như sau:
Điều kiện chuyên môn của chủ cơ sở bán lẻ thuốc được quy định như sau:
Điều kiện chuyên môn của chủ cơ sở bán lẻ thuốc được quy định như sau:
- Nhà thuốc phải do dược sĩ có trình độ đại học đứng tên chủ cơ sở;
- Quầy thuốc phải do dược sĩ có trình độ từ trung học trở lên đứng tên chủ cơ sở;
- Đại lý bán thuốc của doanh nghiệp phải do người có trình độ chuyên môn từ dược tá trở lên đứng tên chủ cơ sở;
- Tủ thuốc của trạm y tế phải do người có trình độ chuyên môn từ dược tá trở lên đứng tên chủ cơ sở; trường hợp chưa có người có chuyên môn từ dược tá trở lên thì phải có người có trình độ chuyên môn từ y sỹ trở lên đứng tên;
- Cơ sở bán lẻ thuốc chuyên bán thuốc đông y, thuốc từ dược liệu phải do dược sĩ có trình độ trung học trở lên hoặc người có văn bằng, chứng chỉ về y học cổ truyền hoặc dược học cổ truyền đứng tên chủ cơ sở.
Theo Điều 9 Luật Dược, những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực thuốc chữa bệnh như sau:
- Kinh doanh thuốc mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.
- Hành nghề dược mà không có Chứng chỉ hành nghề dược.
- Kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc hết hạn dùng, thuốc thuộc danh mục thuốc cấm nhập khẩu, thuốc thử lâm sàng, thuốc chưa được phép lưu hành, thuốc mẫu dùng để đăng ký hoặc giới thiệu cho thầy thuốc.
- Giả mạo, thuê, mượn, cho thuê, cho mượn chứng chỉ hành nghề dược, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc.
- Thông tin, quảng cáo thuốc sai sự thật, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng; quảng cáo thuốc trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt
- Bán thuốc tại những nơi không phải là cơ sở bán thuốc hợp pháp.
- Lợi dụng độc quyền trong kinh doanh thuốc để thu lợi bất chính, bán phá giá thuốc, tăng giá thuốc trái quy định của pháp luật.
- Khuyến mại thuốc trái quy định của pháp luật.
- Bán thuốc thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, thuốc viện trợ mà quy định không được bán; thuốc viện trợ nhân đạo và thuốc nhập khẩu phi mậu dịch.
- Bán lẻ thuốc kê đơn không có đơn thuốc.
- Lợi dụng việc kê đơn thuốc để trục lợi.
- Huỷ hoại các nguồn dược liệu quý.
- Các hành vi khác bị nghiêm cấm trong hoạt động về dược theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 62 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, các trường hợp không phải bồi thường thiệt hại được quy định như sau:
Người sản xuất, người nhập khẩu không phải bồi thường trong các trường hợp sau đây:
Người sản xuất, người nhập khẩu không phải bồi thường trong các trường hợp sau đây:
- Người bán hàng bán hàng hóa đã hết hạn sử dụng; người tiêu dùng sử dụng hàng hóa đã hết hạn sử dụng;
- Đã hết thời hiệu khiếu nại, khởi kiện;
- Đã thông báo thu hồi hàng hóa có khuyết tật đến người bán hàng, người sử dụng trước thời điểm hàng hóa gây thiệt hại;
- Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật do tuân thủ quy định bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Trình độ khoa học, công nghệ của thế giới chưa đủ để phát hiện khả năng gây mất an toàn của sản phẩm tính đến thời điểm hàng hóa gây thiệt hại;
- Thiệt hại phát sinh do lỗi của người bán hàng;
- Thiệt hại phát sinh do lỗi của người mua, người tiêu dùng.
- Người tiêu dùng sử dụng hàng hóa đã hết hạn sử dụng;
- Đã hết thời hiệu khiếu nại, khởi kiện;
- Đã thông báo hàng hóa có khuyết tật đến người mua, người tiêu dùng nhưng người mua, người tiêu dùng vẫn mua, sử dụng hàng hóa đó;
- Hàng hóa có khuyết tật do người sản xuất, người nhập khẩu tuân thủ quy định bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Trình độ khoa học, công nghệ của thế giới chưa đủ để phát hiện khả năng gây mất an toàn của hàng hóa tính đến thời điểm hàng hóa gây thiệt hại;
- Thiệt hại phát sinh do lỗi của người mua, người tiêu dùng.