BVNTD

Các giải pháp tăng cường nhận thức của người tiêu dùng về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Phụ nữ được coi là lực lượng tiêu dùng mạnh nhất thế giới và tác động của họ đến nền kinh tế đang tăng dần lên hàng năm. Phụ nữ dẫn dắt 70-80% xu hướng tiêu dùng thông qua sự kết hợp giữa sức mua thực tế và tầm ảnh hưởng đến tiêu dùng của mình. Sự “ảnh hưởng” ở đây được hiểu là ngay cả khi người phụ nữ không tự mình trả tiền để mua và tiêu dùng một thứ gì đó, thì họ cũng thường là người có ảnh hưởng hoặc quyền phủ quyết đằng sau việc mua hàng hóa, dịch vụ của người khác. Bởi vậy, chi tiêu tiêu dùng của nữ giới trên toàn cầu (ước đạt khoảng 40 nghìn tỷ đô la Mỹ năm 2018) nhiều gấp hơn 02 lần so với thu nhập ước đạt của họ năm 2018 (khoảng 18 nghìn tỷ đô la Mỹ).

Tại Việt Nam, chưa tính đến sự ảnh hưởng của nữ giới đối với các quyết định chi tiêu tiêu dùng ở những gia đình có chủ hộ là nam giới, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong giai đoạn 2010-2018, chi tiêu cho đời sống bình quân theo tháng của chủ hộ có giới tính nữ luôn cao hơn (trung bình khoảng 18%) so với chủ hộ có giới tính nam.

Tuy nhiên, theo số liệu thống kê sơ bộ, thì số lượng yêu cầu tư vấn, hỗ trợ, phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng nữ chỉ chiếm trung bình khoảng 29,5% trong tổng số yêu cầu, phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng được Bộ Công Thương tiếp nhận trong giai đoạn 2016-2018. Trong khi đó, thực trạng giải quyết tranh chấp, khiếu nại trong lĩnh vực tiêu dùng cho thấy, người tiêu dùng nữ là đối tượng chịu thiệt hại chính trong các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đặc biệt, trong các lĩnh vực tài chính, tín dụng, bảo hiểm; điện tử, viễn thông; mỹ phẩm, thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng thường ngày khác.

Phụ nữ có những đặc thù riêng về phân công lao động xã hội và tiêu dùng. Chẳng hạn, phụ nữ thường lựa chọn, quyết định mua sắm phụ thuộc nhiều vào cảm xúc. Đồng thời, ngoài các công việc xã hội, phụ nữ cũng thường bận rộn với công việc nội trợ, việc nhà. Lợi dụng các đặc thù này của người tiêu dùng nữ mà một số tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện những chiến lược kinh doanh, tiếp thị nhắm đến đối tượng người tiêu dùng nữ chủ yếu đánh vào cảm xúc của họ, thay vì dựa vào chất lượng sản phẩm và nhu cầu thực sự của phụ nữ. Mặc dù trong nhiều giao dịch tiêu dùng, nữ giới là đối tượng yếu thế, chịu thiệt hại, nhưng họ cũng ít lên tiếng yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng bởi những hạn chế về thời gian và cơ hội tiếp xúc với những công cụ hỗ trợ, tư vấn tiêu dùng, tìm hiểu các quy định pháp luật và cơ chế khiếu nại.

Cho dù các quy định pháp luật hiện hành không hề có sự phân biệt đối xử về giới trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tuy nhiên, chính bởi những rào cản tự nhiên và xã hội, thực trạng bất bình đẳng giới trong chia sẻ các công việc nhà đã cản trợ người tiêu dùng nữ chủ động trong việc phản ánh, yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Chi tiêu tiêu dùng cá nhân tại Việt Nam đạt hơn 3.745 nghìn tỷ đồng (khoảng 165,697 tỷ đô la Mỹ) vào năm 2018. Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2018, chi tiêu tiêu dùng cá nhân tại Việt Nam tăng trung bình khoảng 13% mỗi năm, đạt giá trị cao nhất vào năm 2018 và giá trị thấp nhất (khoảng 1.436 nghìn tỷ đồng) năm 2010.

Tại Việt Nam, số liệu về chi tiêu tiêu dùng trong giai đoạn 2010 – 2018 cũng tương ứng gần với số liệu về tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng (doanh thu bán lẻ). Do vậy, phần nội dung phân tích về đặc điểm và xu hướng phát triển thị trường căn cứ theo số liệu doanh thu bán lẻ dưới đây cũng phản ánh tương ứng về xu hướng tiêu dùng của người dân Việt Nam.

Trên cơ sở đánh giá các vấn đề liên quan đến khiếu nại của người tiêu dùng nữ, nhận thấy một thực tế là khiếu nại của người tiêu dùng nữ vẫn thấp (chỉ chiếm khoảng 30%) trong khi sức mua và sự ảnh hưởng, chi phối của họ đến tiêu dùng là rất lớn (chiếm khoảng 70% chi tiêu tiêu dùng). Ngoài những nguyên nhân xuất phát từ thể chế, cơ chế thực thi và các quy định của pháp luật hiện hành, thì thực trạng đó còn do sự hạn chế trong nhận thức về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của người tiêu dùng nữ, các biện pháp, công cụ, phương thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người tiêu dùng nữ còn chưa đạt được hiệu quả mong đợi.

Các giải pháp dưới đây được đề xuất nhằm mục đích tăng cường hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người tiêu dùng nữ để họ không bị xâm phạm quyền lợi hoặc khi đã bị xâm phạm quyền lợi thì phải biết vận dụng các quy định của pháp luật để bảo vệ, đòi hỏi quyền lợi hợp pháp của mình. Các giải pháp cũng hướng đến việc phân bổ khiếu nại của người tiêu dùng nữ trong tương lai được đồng đều hơn cả về thời gian và khu vực địa lý, không gây quá tải cục bộ cho các cơ quan chức năng trong việc giải quyết khiếu nại, từ đó được đảm bảo quyền lợi một cách nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả hơn.

Nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người tiêu dùng nữ

Khi chưa bị xâm phạm quyền lợi, thì các nội dung giới thiệu khái quát về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như các quyền của người tiêu dùng; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng, hệ thống cơ quan thực thi; giới thiệu về Tổng đài Tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng; hướng dẫn lựa chọn sản phẩm chất lượng, nhà cung cấp uy tín, đáng tin cậy; cách thức tiêu dùng thông minh; cảnh báo về các hành vi vi phạm điển hình; khuyến cáo khi tham gia giao dịch tiêu dùng trong một số lĩnh vực nhất định… là phù hợp để tuyên truyền, phổ biến cho người tiêu dùng nữ, giúp họ trở thành những “phụ nữ tiêu dùng thông thái”, giảm thiểu việc bị các tổ chức, cá nhân kinh doanh xâm phạm quyền lợi.

Khi quyền lợi của người tiêu dùng nữ đã bị xâm phạm, thì nội dungtư vấn về các quy định pháp lý có liên quan; cách thức khiếu nại, các phươngthức giải quyết tranh chấp tiêu dùng; trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyếtyêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng; hướng dẫn cách thức thu thập thôngtin, chứng cứ về hành vi vi phạm, chuẩn bị hồ sơ khiếu nại… là rất cần thiếtđối với ngườitiêu dùngnữđể bảovệquyềnlợicủahọ.

Nội dung tuyên truyền, phổ biến phải được xác định căn cứ trên nhu cầu, mục tiêu của người tiêu dùng nữ, phải phù hợp với nhóm đối tượng được tuyên truyền, phổ biến vào từng thời điểm cụ thể.

Hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người tiêu dùng nữ

Hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người tiêu dùng nữ phải phong phú, đa dạng, phù hợp với nội dung và đối tượng được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục.

Đối với phụ nữ ở thành thị, đặc biệt là các thành phố lớn, việc tuyêntruyền, phổ biến pháp luật qua tạp chí, sách, tờ rơi, thư điện tử, trang tinđiện tử, mạng xã hội, kênh youtube hoặc các phương thức tuyên truyền hiệnđại khác có sử dụng công nghệ thông tin sẽ đạt được hiệu quả do phụ nữ ởcáckhuvựcnàycóđiềukiện,cơhộitiếpcậncôngnghệthôngtinnhanhnhạyhơn.

Đối với phụ nữ ở các vùng nông thôn, miền núi, việc sử dụng cáckênh truyền thông, thông tin hiện đại sẽ tỏ ra không hiệu quả trong tuyêntruyền, phổ biến pháp luật với họ. Thay vào đó, tuyên truyền theo hình thứctruyền miệng, trực tiếp hoặc qua đài phát thanh, truyền hình sẽ phát huyđượcnhiềutácdụnghơn.

Đối với nội dung tư vấn cách thức tiêu dùng, thì việc tư vấn qua Tổng đài khi người tiêu dùng nữ có nhu cầu hoặc chủ động xây dựng các kênh   hoặc chương trình phát thanh, truyền hình riêng để tư vấn, hướng dẫn người tiêu dùng nữ cách thức tiêu dùng thông thái cũng là một trong những biện pháp tuyên truyền, phổ biến hiệu quả.

Đối với nội dung cảnh báo về các trường hợp, hành vi có dấu hiệu viphạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, khuyến cáo người tiêudùng nữ cần lưu ý một số nội dung khi tham gia giao dịch trong các lĩnh vựccụthể,nếunhưhìnhthứcđăngtảicôngkhaitrêntrangtinđiệntửhoặccông bố trên các ấn phẩm bản giấy hoặc điện tử chưa thật sự nổi bật và gâysự chú ý của người tiêu dùng nữ, thì cũng có thể nghĩ tới việc xây dựng cáctiểu phẩm, chương trình tọa đàm phát sóng trên đài phát thanh, truyền hìnhhoặc đăng tải trên các kênh youtube, các trang fanpage chính thức của cơquan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm gây ấn tượng với người tiêudùngnữ.

Ngoài các phương thức tiếp nhận khiếu nại của người tiêu dùng nữnhư hiện nay, có thể xây dựng các ứng dụng miễn phí cho người tiêu dùngnữ để gửi đơn khiếu nại và theo dõi quá trình xem xét, giải quyết khiếu nạitrên các thiết bị di động. Cách thức như vậy sẽ thuận tiện hơn nhiều so vớiviệc sử dụng máy tính để soạn thảo và gửi đơn khiếu nại, nhất là đối với đốitượng nữ giới khi mà họ dành trên 70% thời gian biểu của mình cho côngviệcvàgiađình.

Việc vận hành một công cụ (có thể thông qua Hệ thống cơ sở dữ liệuquốc gia về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng) ghi nhận cuộc gọi từ Tổng đàiTư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng và trích xuất nội dung khiếu nại của ngườitiêu dùng nữ (dạng thoại) thành Đơn khiếu nại theo mẫu (dạng text), giúptiếtkiệm thờigian, công sức để chuẩn bịhồ sơ khiếunại có thể khuyếnkhích người tiêu dùng nữ tích cực hơn trong việc khiếu nại các tranh chấptiêudùnghoặchànhviviphạmphápluật bảovệquyềnlợingườitiêudùng.

Tần suất, thời gian và địa điểm tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người tiêu dùng nữ

Các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức tiêu dùng cho người tiêu dùng nữ nên được tổ chức với tần suất thường xuyên, trải đều trong năm, tránh dồn dập vào một thời điểm nhất định dẫn đến sự phân bổ khiếu nại của người tiêu dùng nữ không đồng đều theo thời gian.

Các hoạt động hội thảo, hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người tiêu dùng nữ hoặc các hình thức khác có gắn với địa lý, vùng miền nếu được tổ chức nên ưu tiên các khu vực khác ngoài Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh để giúp giảm mức độ tập trung khiếu nại tại hai thành phố lớn này, trong khi người tiêu dùng nữ ở các khu vực khác có thể bị xâm phạm quyền lợi mà chưa có cơ hội tiếp cận thông tin, thu nhận kiến thức pháp luật làm cơ sở khiếu nại.

Để đảm bảo tần suất tuyên truyền, phổ biến thường xuyên mà không gây lãng phí, các sản phẩm, nội dung tuyên truyền nên được xây dựng dưới dạng bản điện tử để có thể đăng tải hoặc phát liên tục, thường xuyên trên các kênh truyền thông miễn phí (như youtube, fanpage…) hoặc dưới hình thức liên kết với các báo, đài xây dựng các chương trình chuyên đề tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng và đăng tải, phát sóng định kỳ (hàng tuần, hàng tháng…).

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Căn cứ Quyết định số 326/QĐ-CT ngày 16 tháng 10 năm 2024 của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia về việc thành lập Hội đồng tuyển dụng viên chức năm 2024, Hội đồng tuyển dụng thông báo như sau: Quyết định công nhận, bổ sung thí sinh đủ điều kiện tham dự V
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xin thông báo về việc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp và đề nghị rút tiền ký quỹ của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Sen Việt Group căn cứ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 52 Nghị định 40/2018/NĐ