1. Cạnh tranh về giá
Các loại dòng xe có sự phân biệt về giá cả tương đối rõ, trong đó hầu hết các thương hiệu lớn đều có đầy đủ các loại dòng xe ở các mức giá từ thấp tới cao (giá xe có thể khác nhau tới 10-20 lần). Người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, các tính năng cần thiết, mức độ yêu thích, khả năng chi trả (bao gồm chi phí mua xe và chi phí thường xuyên như nhiên liệu, bảo dưỡng, thay thế phụ tùng,…). Dưới đây là bảng tổng hợp về tính năng, thương hiệu và mức giá của các loại dòng xe chính trên thị trường Việt Nam.
Bảng 1: Các phân khúc thị trường ô tô theo mức giá
Loại dòng xe
|
Tính năng chính
|
Các thương hiệu
|
Mức giá
(triệu đồng)
|
Cỡ nhỏ
|
Được nhiều người tiêu dùng Việt Nam lựa chọn và cũng thường thắc mắc về khả năng vận hành, đi đường trường của dòng xe này
|
Kia Morning, Chevrolet Spark, Hyundai Grand I10, Chevrolet Aveo, Mitsubishi Mirage
|
350 – 450
|
Sedan
|
Có sự trải rộng các mẫu xe cũng như tầm tiền khác nhau
|
Chevrolet Aveo, Honda City, Toyota Vios, Nissan Sunny, Hyundai Accent, Ford Fiesta, Chevrolet Cruze, Hyundai Avante
|
550 – 600
|
Toyota Atlis, Honda Civic, Kia K3, Ford Focus, Mazda3, Hyundai Elantra, Chevrolet Cruze
|
600 – 800
|
Toyota Camry, Mazda 6, Hyundai Sonata, Kia Optima, Peugeot 408, Luxgen 5 và cao hơn là Honda Accord, Nissan Teana, Renault Latitude
|
900 – 1.200
|
Mercedes C-Class, BMW 3-Series, Audi A4, Lexus IS, Infiniti Q50. Cadillac ATS, Honda Accord, Nissan Teana, Renault Latitude, Subaru Legacy
|
1.300 – 1.700
|
Mercedes S-Class, BMW 7-Series, Audi A8, Lexus LS, Jaguar XJ, Hyundai Equus
|
3.500 – trên 5.000
|
Hatchback
|
Kiểu dáng đuôi cụt thời trang thu hút khá nhiều sự lựa chọn của mọi người đặc biệt là tại các thành phố lớn.
|
Mitsubishi Mirage, Hyundai i20, Hyundai Accent, Kia Rio, Mazda 2S, Suzuki Swift, Ford Fiesta
|
500 – 650
|
Ford Focus, Toyota Yaris, Kia K3, Mazda3, Volkswagen Polo, Hyundai i30
|
700 – 850
|
Bán tải
|
Với lợi thế phí trước bị chỉ 2% cùng sự tiện dụng chở người, chở hàng giúp dòng xe này ngày càng được người tiêu dùng quan tâm.
|
Toyota Hilux, Ford Ranger, Mazda BT50, Chevrolet Colorado, Mitsubishi Triton, Nissan Navara, Isuzu D-Max
|
500 – 700
|
Xe thể thao
|
Phân khúc xe thể thao tại Việt Nam tuy không sôi động nhưng cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm của khách hàng, đặc biệt là các khách hàng trẻ.
|
Hyundai Genesis Coupe, Volkswagen Scirocco, Subaru BR-Z, Toyota 86, Renault Megane…
|
< 2.000
|
Phân khúc xe thể theo trên hai tỷ đồng với các dòng xe chủ yếu là xe Đức
|
> 2.000
|
Crossrover (xe gầm cao 5 chỗ)
|
Lợi thế về kiểu dáng gầm cao và rộng rãi phù hợp với điều kiện đường xe nước ta nên các dòng xe gầm cao 5 chỗ ngày càng nhiêu mang đến sự lựa chọn thoải mái hơn cho khách hàng
|
Ford Escape, Hyundai Tucson, Kia Sportage, Suzuki Grand Vitara, Honda CR-V, Mazda CX-5, Toyota RAV-4, Nissan Qashqai, Renault Koleos, Subaru Forester, Volkswagen Tiguan
|
800 – 1.200
|
Mercedes GLK, BMW X1, Audi Q3, Subaru Forester, Volkswagen Tiguan, Toyota Venza
|
1.500 – 1.700
|
Xe 7 chỗ gia đình
|
|
Toyota Innova, Chevrolet Orlando, Kia Carens, Mitsubishi Zinger, Nissan Livina
|
600 – 800
|
Ford Everest, Mitsubishi Pajero Sport, Chevrolet Captiva, Kia Sorento, Toyota Fortuner, Luxgen 7, Hyundai Santafe
|
800 – 1.200
|
Mazda CX-9, Toyota Land Cruiser Prado, Subaru Tribera, Mitsubishi Pajer, Dodge Journey, Toyota Sienna, Honda Odyssey
|
1.700 – 2.000
|
Audi Q7, BMW X5, Mercedes GL-Class, Lexus LX, Infiniti QX, Cadillac Escalade, Infiniti QX80, Lincoln Navigator, Acura MDX
|
3.000 – 5.000
|
Nguồn: Tổng hợp từ các trang thông tin về ô tô
2. Cạnh tranh giữa ô tô sản xuất trong nước và ô tô nhập khẩu
Như đã phân tích ở các phần trên, từ năm 2018, thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ ASEAN về Việt Nam bằng 0%, nếu chính sách thuế hiện nay không có gì thay đổi, chắc chắn xe nhập khẩu sẽ rẻ hơn, vì vậy sự cạnh tranh giữa các sản phẩm trong nước và sản phẩm nhập khẩu sẽ diễn ra mạnh hơn.
Để nhìn nhận một góc độ của sự cạnh tranh cạnh tranh, có thể so sánh căn cứ trên giá thành của doanh nghiệp đứng đầu thị trường hiện nay là Toyota Việt Nam.
Hiện tại linh kiện của Toyota Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ ASEAN, đang chịu thuế suất thuế nhập khẩu là 5%, kèm theo chi phí lắp ráp… Nếu sang nhập khẩu xe nguyên chiếc, Toyota Việt Nam sẽ giảm được 5% thuế linh kiện, chi phí sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam cùng nhân sự trong dây chuyền sản xuất. Với dự báo nhu cầu tiêu thụ ô tô tiếp tục tăng lên, doanh nghiệp có cơ hội tăng sản lượng, đồng thời giảm được chi phí sản xuất, chi phí phân phối. Vì vậy, các doanh nghiệp ô tô còn đang lắp ráp, sản xuất muốn tiếp tục đứng vững trên thị trường phải giảm giá thành sản xuất hiện nay từ 15-20% ở tất cả các khâu từ sản xuất, phân phối đến bán lẻ mới có thể cạnh tranh được.
Có nhiều doanh nghiệp làm ô tô tại Việt Nam đang phân vân với quyết định tiếp tục đầu tư vào sản xuất hay dừng lại để chuyển dần sang nhập khẩu xe nguyên chiếc. Tuy nhiên, cần duy trì sản xuất và phát triển ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam vì công nghiệp ô tô có vai trò đầu tàu, khi phát triển tốt có thể kéo theo sự phát triển của nhiều lĩnh vực công nghiệp như luyện kim, nhựa, cơ khí hay công nghệ thông tin và nhiều ngành sản xuất.
Với trường hợp của THACO, công ty này bắt đầu tham gia sản xuất ô tô vào năm 2004 khi là một trong 2 doanh nghiệp nội địa đầu tiên của Việt Nam được Chính phủ cho phép đầu tư sản xuất, lắp ráp ô tô. Với sự bám sát chiến lược phát triển ngành công nghiệp này của Chính phủ, bắt đầu từ xe tải, xe bus và sau đó tới xe con, sau hơn 12 năm hoạt động, THACO đã vươn lên trở thành doanh nghiệp hàng đầu, chiếm thị phần lớn, cạnh tranh hiệu quả. Với 90% xe bán ra hiện nay được sản xuất, lắp ráp ở trong nước, THACO đang chiếm hơn 60% thị phần về xe tải, trên 40% thị phần xe bus lớn và trên 30% thị phần với xe con tại Việt Nam (xem thêm Phần Cấu trúc thị trường).
Các doanh nghiệp có kết quả hoạt động tốt như Toyota Việt Nam, THACO là nhờ đầu tư mạnh cho hoạt động lắp ráp, tổ chức sản xuất, nội địa hoá được một số chi tiết phụ tùng, làm tốt công tác phân phối, dịch vụ sau bán hàng nên đang chiếm lĩnh được thị trường, có doanh số bán xe tốt.
Tuy nhiên cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) cũng là một vấn đề mà một số nhà sản xuất ô tô trong nước có quan ngại về cạnh tranh với xe nhập khẩu nguyên chiếc.
Theo THACO, hiện thuế TTĐB với xe lắp ráp trong nước đang tính trên giá xuất xưởng có bao gồm chi phí sản xuất, lợi nhuận của nhà sản xuất và các chi phí để bán hàng. Trong khi đó, xe nhập khẩu nguyên chiếc lại được tính thuế TTĐB trên giá CIF và thuế nhập khẩu. Mức giá này chưa có chi phí marketing, lợi nhuận của người nhập khẩu.
“Nếu thay đổi cách tính thuế TTĐB dựa trên giá bán buôn của nhà nhập khẩu (có tính cả chi phí bán hàng + lợi nhuận của nhà nhập khẩu) sẽ giúp hạn chế gian lận thương mại và chuyện chuyển giá thông qua các chi phí marketing, quảng bá sản phẩm hay kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp để phải đóng ít đi (thuế TTĐB cho xe ô tô từ 45-60% trong khi thuế thu nhập doanh nghiệp hiện chỉ là 22% trên lợi nhuận). Điều này cũng mang lại lợi ích lâu dài do phát triển được sản xuất”.
Ngoài ra vào năm 2018, thuế xe nguyên chiếc bằng 0%, trong khi thuế nhập khẩu bộ linh kiện vẫn ở mức từ 10-30% (tuỳ linh kiện, tuỳ thị trường nhập khẩu), nếu vẫn giữ cách tính thuế TTĐB hiện hành sẽ khiến số tiền nộp thuế TTĐB của xe nguyên chiếc giảm mạnh, có lợi thế hơn hẳn xe sản xuất, lắp ráp trong nước. Bởi vậy phải có thuế suất phù hợp với bộ linh kiện CKD để doanh nghiệp duy trì sản xuất trong nước, thay vì gom ngoại tệ để nhập siêu ô tô nguyên chiếc.
Với thực tế Việt Nam bắt đầu làm ô tô khoảng 20 năm trở lại đây trong khi Thái Lan đã phát triển qua 50 năm, vấn đề sản lượng sản xuất ô tô rất quan trọng. Toyota và THACO hiện đang lắp ráp và đầu tư sản xuất phụ tùng linh kiện với doanh số tốt và thị phần lớn. Ngoài ra tổng dung lượng thị trường ô tô Việt Nam nửa đầu năm 2021 đạt 150.481 chiếc, tăng đến 40% so với cùng kỳ năm ngoái cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển công nghiệp ô tô tại Việt Nam, nhất là khi các doanh nghiệp đang nỗ lực giảm được giá thành sản xuất xe khoảng 15%.
3. Cạnh tranh giữa các nhà sản xuất ô tô trong nước
Đối với mỗi dòng xe đều có sự cạnh tranh quyết liệt. Chẳng hạn các dòng xe của Toyota được nhiều người Việt lựa chọn do bền, tiết kiệm xăng, đồ phụ tùng thay thế sẵn và phổ biến. Tuy nhiên, xu hướng tiêu dùng hiện nay đang dần thay đổi, khi khách hàng cởi mở hơn và các thương hiệu ôtô khác cũng bán tốt hơn, đặc biệt là Mazda (xem thêm ở thị phần,…). Điển hình là sự cạnh tranh trực tiếp giữa các dòng xe như Mazda 3 với Toyota Corolla Altis và Mazda 6 với Toyota Camry.
Nhóm khách hàng ưa chuộng các thương hiệu mới thường là người trẻ có độ tuổi từ 20 đến 40. Đây đều là những người trẻ có thu nhập ổn định, tự kinh doanh và thích gu thời trang mới mẻ, hiện đại.
4. Cạnh tranh giữa các nhà bán hàng và cung cấp dịch vụ
Một yếu tố cạnh tranh cũng cần được lưu ý là kinh doanh ô tô và dịch vụ sửa chữa ô tô trong mấy năm trở lại đây được các chuyên gia đánh giá là lĩnh vực có tiềm năng lớn, khi nhu cầu mua ô tô của người dân ngày càng tăng cao.
Tuy nhiên từ đầu năm 2017 đến nay khi nhiều đại lý bán lẻ, sửa chữa ô tô phải chịu kết quả kinh doanh lỗ lớn do sức tiêu thụ xe đột ngột giảm sâu. Các hãng xe giảm giá, giảm lợi nhuận nhưng vẫn ít người mua. Nhiều doanh nghiệp trong ngành cho rằng, các đơn vị kinh doanh, sửa chữa ô tô gặp khó khăn vì người tiêu dùng Việt đang có chung suy nghĩ chờ đợi mua xe giá rẻ khi thuế nhập khẩu xe từ các nước ASEAN vào Việt Nam giảm về 0%. Từ đó, các hãng xe giảm giá, giảm lợi nhuận, buộc các đại lý cũng phải giảm giá, dẫn đến thu không đủ bù chi. Kinh doanh ô tô cũ cũng không thuận lợi do áp lực giảm giá từ xe mới. Trong khi đó, doanh nghiệp vẫn phải trả chi phí thuê mặt bằng, lương nhân viên, thuế phí các loại…
Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh, sửa chữa ô tô lâm vào tình trạng khó khăn nằm ở phân khúc xe nhập khẩu do phụ thuộc quá lớn vào linh kiện và phụ tùng nhập khẩu, trong khi đó linh kiện, phụ tùng được nhập khẩu về lại chủ yếu do một số doanh nghiệp lớn được ủy quyền quyết định.