edf40wrjww2News:News_Content
1. Sinopec mua lại cổ phần của Repsol
7,1 tỉ USD là con số mà Tập đoàn Hóa dầu Trung Quốc (tên quốc tế là Sinopec) mạnh tay chi trả cho Repsol YPF, hãng dầu khí lớn của Tây Ban Nha để được quyền nắm giữ 40% cổ phần tại chi nhánh Brazil của hãng này. Nhờ đó mà thương vụ M&A xuyên biên giới này được bình chọn là lớn nhất Trung Quốc trong năm 2010.
Sinopec chỉ là một trong các tập đoàn hàng đầu của nước này đang tích cực tìm kiếm cơ hội rót vốn đầu tư ra nước ngoài, nhằm nỗ lực thâu tóm thêm các tài sản ngoài nước. Giới phân tích cho rằng quyết định đầu tư này của Sinopec là khá “khôn ngoan” vì trữ lượng dầu mỏ của khu vực này hiện được đánh giá lên tới 1,2 tỉ m3.
2. CNOOC tấn công thị trường dầu khí Mỹ La tinh
Tháng 3.2010, Công ty dầu khí ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC) mua lại 50% cổ phần trong Bridas Energy Holding (Argentina) với giá 3,1 tỉ USD để được ghi dấu là thương vụ M&A lớn thứ 2 trong năm.
Bridas Energy Holding được coi là cầu nối giúp CNOOC tiến chân vào thị trường dầu mỏ Mỹ La tinh. Bằng chứng sau khi mua cổ phần của Bridas, CNOOC đương nhiên trở thành đối tác với BP khi mà Bridas chiếm giữ tới 40% trong liên doanh thăm dò và khai thác dầu khí Pan American Energy (PAE) giữa Bridas và BP.
3. PetroChina và Shell hợp tác mua lại Arrow
Cũng trong tháng 3, công ty sản xuất dầu khí lớn nhất Trung Quốc PetroChina tuyên bố bắt tay với tập đoàn dầu mỏ Royal Dutch Shell mua lại tập đoàn năng lượng lớn nhất nước Úc – Arrow Energy – với giá 3,5 tỉ dollar Úc (tương đương 3,1 tỉ USD vào thời điểm đó).
Phải đến tháng 7.2010, ban lãnh đạo Arrow mới thuyết phục được hầu hết các cổ đông và phải tới cuối tháng 8, thỏa thuận thương mại này giữa PetroChina, Shell và Arrow mới chính thức hoàn thành.
4. Geely mua lại Volvo – thương vụ mua lại lớn nhất trong lịch sử ngành ô tô Trung Quốc
Tuy giá trị của thỏa thuận thương mại này không quá cao nhưng việc Zhejiang Geely Holding Group, hãng sản xuất ô tô đứng hàng thứ 10 tại Trung Quốc, mua lại chi nhánh Volvo từ hãng xe hơi nổi tiếng của Mỹ – Ford, đã được đánh giá là thương vụ M&A đáng nhớ nhất trong lịch sử ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc.
Thương vụ này trị giá 1,8 tỉ USD, được tiến hành từ tháng 3.2010 và hoàn thành vào tháng 8
Sự kiện này được giới chuyên gia đánh giá là bằng chứng rõ ràng nhất về mục tiêu vươn tới thị trường quốc tế của ngành công nghiệp xe hơi Trung Quốc.
5. Chalco đầu tư vào mỏ sắt Simandou
Hồi tháng 7 năm nay, Tập đoàn khai khoáng kim loại lớn nhất Trung Quốc Aluminum Corp of China (Chalco) đã đồng ý chi 1,35 tỉ USD để mua cổ phần tại dự án mỏ sắt Simandou, Guinea của tập đoàn khai mỏ hàng đầu thế giới Rio Tinto. Đây là lần đầu tiên Chalco đầu tư vào lĩnh vực hàng hóa chủ yếu.
Không dừng tại đó, Chalco dự tính sẽ mua tới 44,65% cổ phần của dự án này trong vòng 2 đến 3 năm tới.
6. China Huaneng Group mua lại InterGen
Tập đoàn sản xuất điện năng lớn nhất Trung Quốc, China Huaneng Group, cho biết sẽ chi trả 1,23 tỉ USD để được sở hữu 50% cổ phần trong GMR Infracstructure, thuộc tập đoàn điện lực InterGen (trụ sở tại Massachusetts – Mỹ).
Thương vụ này hiện đang trong quá trình thuyết phục cổ đông, cả đôi bên lãnh đạo đều mong muốn sẽ hoàn thành sớm trong nửa đầu năm 2011. Nếu thành công, Huaneng sẽ có quyền sở hữu 12 nhà máy điện tại Anh, Hà Lan, Mexico, Úc và Phillippines.
Các thương vụ khác
Công ty liên doanh sản xuất ôtô Pacific Century Motors (PCM) mua lại bộ phận sản xuất, cung cấp phụ tùng của General Motors (GM) với giá từ 420 đến 450 triệu USD, dự kiến hoàn thành trong tháng 12 này.
Hồi tháng 9, Anshan Iron & Steel Group hợp tác với Steel Development Company (SDC) xây dựng nhà máy sản xuất thép tại Mississippi (Mỹ), tổng trị giá dự án là 168 triệu USD, Anshan Iron & Steel nắm giữ 14% cổ phần.
Bright Dairy & Food mua 51% cổ phần của Synlait Milk (New Zealand) với giá 58 triệu USD.
Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC), ngân hàng có giá trị thị trường lớn nhất thế giới, mua lại 97,24% cổ phần trong ngân hàng ACL (Thái Lan) với giá 545 triệu USD.
Thanh Hương – Tổng hợp