BVNTD

Cơ quan cạnh tranh các nước ASEAN ra Tuyên bố chung về Duy trì chính sách cạnh tranh trong thời kỳ phục hồi kinh tế sau đại dịch

15/04/2022

Ngày 14 tháng 4 năm 2022, Cơ quan cạnh tranh các nước ASEAN (ASEAN Heads of Competition Agencies – AHCA) đưa ra Tuyên bố chung về Duy trì chính sách cạnh tranh trong thời kỳ phục hồi kinh tế sau đại dịch (A Joint Statement on Maintaining Competition Policy in Post-Pandemic Economic Recovery) với nỗ lực hỗ trợ quá trình phục hồi kinh tế nói chung của các quốc gia ASEAN, theo mục tiêu và hướng dẫn của Khuôn khổ phục hồi toàn diện ASEAN (ACFR). Tuyên bố chung nhấn mạnh tầm quan trọng của chính sách cạnh tranh trong việc đóng góp vào các mục tiêu nêu trong ACRF và khẳng định tầm quan trọng của Chính phủ khi tham gia chặt chẽ hơn trong các vấn đề về chính sách cạnh tranh trong bối cảnh tạo điều kiện phục hồi kinh tế các nước.
 “Tuyên bố chung về duy trì chính sách cạnh tranh trong thời kỳ phục hồi kinh tế sau đại dịch” là kết quả được thông qua bởi các nhà Lãnh đạo Cấp cao Cơ quan Cạnh tranh ASEAN tại Cuộc họp AHCA lần thứ hai vào ngày 15 tháng 03 năm 2022. Theo đó, các nước thừa nhận về tầm quan trọng của việc thông qua hiểu biết chung về việc thực thi chính sách và pháp luật cạnh tranh để duy trì và cải thiện môi trường cạnh tranh trong khu vực, đồng thời nhất trí thực hiện các hành động nhằm hỗ trợ phục hồi kinh tế, tập trung các nỗ lực thực thi vào các thị trường chiến lược và các ngành công nghiệp quan trọng trong quá trình phục hồi kinh tế, hợp lý hóa các quy trình thực thi pháp luật cạnh tranh tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Indonesia chủ trì cùng các nước thành viên ASEAN đã thực hiện Nghiên cứu “Tác động của Đại dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế đối với chính sách và luật cạnh tranh” nhằm xác định các biện pháp cần thực hiện bởi cơ quan cạnh tranh trong thời gian đại dịch Covid-19.
Trong “Tuyên bố chung về Duy trì chính sách cạnh tranh trong thời kỳ phục hồi kinh tế sau đại dịch”, các nước thừa nhận về tầm quan trọng của việc thông qua hiểu biết chung về việc thực thi chính sách và pháp luật cạnh tranh để duy trì và cải thiện môi trường cạnh tranh trong khu vực, đồng thời nhất trí thực hiện các hành động sau:
a) Hỗ trợ phục hồi kinh tế bằng cách tập trung các nỗ lực thực thi vào các thị trường chiến lược và các ngành công nghiệp quan trọng đối với sự phục hồi kinh tế, hợp lý hóa các quy trình thực thi pháp luật cạnh tranh tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp;
b) Tăng cường các nỗ lực vận động chính sách đối với các nhà hoạch định chính sách ngay từ giai đoạn đầu để đảm bảo rằng các vấn đề cạnh tranh là một phần trong những cân nhắc trong việc xây dựng các chính sách và quy định mới;
c) Cung cấp cho chính phủ và các cơ quan lập pháp liên quan các khuyến nghị về luật và chính sách cạnh tranh;
d) Đảm bảo rằng các hành vi phản cạnh tranh không làm ảnh hưởng tới quá trình phục hồi kinh tế, và khi cần thiết có thể hợp tác với cơ quan cạnh tranh các quốc gia trong khu vực để giải quyết các hành vi phản cạnh tranh đó;
e) Nâng cao năng lực quốc gia và khu vực giám sát và xử lý các vấn đề về cạnh tranh trong thị trường kỹ thuật số; và
f) Tăng cường khả năng tiếp cận của cơ quan cạnh tranh với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).
Tuyên bố chung là hành động, nỗ lực của Cơ quan Cạnh tranh các nước ASEAN nhằm nối tiếp thực hiện các hoạt động trong “Tuyên bố chung về ứng phó với đại dịch Covid-19 của Nhóm Chuyên gia Cạnh tranh ASEAN(AEGC)” được thông qua vào tháng 6 năm 2020. Toàn văn Tuyên bố chung về duy trì chính sách cạnh tranh trong phục hồi kinh tế sau đại dịch của các nước thành viên ASEAN có thể xem tại đây (bản Tiếng ViệtTiếng  Anh)./.
 

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xin thông báo về việc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp và đề nghị rút tiền ký quỹ của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Sen Việt Group căn cứ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 52 Nghị định 40/2018/NĐ