BVNTD

Hoạt động tập trung kinh tế theo hình thức liên doanh và chuyển nhượng tại Việt Nam trong năm 2020 – 2021

04/04/2022

Theo số liệu từ “Sách trắng Việt Nam năm 2021”, tính đến tháng hết năm 2019, Khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có 18.762 doanh nghiệp, chiếm 2,8% số doanh nghiệp cả nước; thu hút lần lượt 9,1 triệu lao động và 5,0 triệu lao động, chiếm tương ứng 59,9% và 32,8% trong tổng số lao động khu vực doanh nghiệp.

Cũng theo Báo cáo “Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam 2021”, tính đến cuối tháng 12 năm 2020, số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam là 28,5 tỷ USD, bằng 75% so với năm 2019 do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Mặc dù tổng vốn FDI vào Việt Nam có sự sụt giảm song Việt Nam vẫn thu hút được một số siêu dự án, và dự báo trong những năm tới các doanh nghiệp FDI có xu hướng xu hướng gia tăng cả về quy mô lao động và quy mô vốn đầu tư ở các doanh nghiệp.

Điều này chứng tỏ không chỉ dòng vốn FDI tăng, số lượng các dự án FDI sẽ tăng mà còn các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động sẵn sàng mở rộng quy mô đầu tư hiện tại sau khi đã thực sự trải nghiệm môi trường đầu tư tại Việt Nam.

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch Đầu tư), trong năm 2020, số lượng dự án đầu tư nước ngoài có hoạt động tập trung kinh tế theo các hình thức liên doanh và chuyển nhượng vào nước ta là 350 dự án với tổng nguồn vốn đạt 2,034,531,431.31USD. Các dự án chủ yếu theo hình thức liên doanh (chiếm 74.57%), còn lại là 100% vốn nước ngoài (chiếm 25.43%). Trong năm 2021, số lượng dự án là 294 (giảm 15% so với năm 2020) với tổng nguồn vốn đạt 7,508,152,819.52 USD (tăng hơn 3 lần so với năm 2020). Các dự án liên doanh chiếm 64.29%, 100% vốn nước ngoài chiếm 35.71%.


Trong cả 02 năm 2020 và 2021, 4 lĩnh vực gồm Công nghiệp chế biến, chế tạo; Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy; Hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ; Thông tin và truyền thông đều đứng đầu về số lượng các dự án FDI có hoạt động tập trung kinh tế theo hình thức liên doanh hay chuyển nhượng.

Xét theo số lượng dự án liên doanh và chuyển nhượng, trong cả 2 năm 2020 và 2021, Hàn Quốc đều đứng đầu (với 103 dự án vào năm 2020, chiếm 29.14% và 82 dự án vào năm 2021 chiếm 27.89%). Theo sau là các quốc gia Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông.

Xét về hình thức dự án đăng ký theo hình thức liên doanh hay chuyển nhượng tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đều đứng đầu cả nước trong cả 2 năm 2020 và 2021. Cụ thể, số lượng dự án tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2020 lần lượt là 118 (chiếm 34%), 104 (chiếm 30%); năm 2021 là 115 (chiếm 39.32%), 73 (chiếm 24.75%)

Xét về hình thức dự án đăng ký theo hình thức liên doanh hay chuyển nhượng tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đều đứng đầu cả nước trong cả 2 năm 2020 và 2021. Cụ thể, số lượng dự án tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2020 lần lượt là 118 (chiếm 34%), 104 (chiếm 30%); năm 2021 là 115 (chiếm 39.32%), 73 (chiếm 24.75%)

Trong năm 2020, Singapore là quốc gia có lượng vốn đăng ký nhiều nhất, chiếm 36.03%, theo sau là Philippines và Nhật Bản với tỷ trọng vốn đăng ký lần lượt là 14.51% và 9.31%. Hàn Quốc chiếm 6.47% lượng vốn đăng ký. Trong năm 2021, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Singapore là 4 quốc gia có lượng vốn đăng ký nhiều nhất, với tỷ trọng lần lượt là 42.04%, 23.78%, 20.25% và 8.16%.

Có thể nói, trong những năm gần đây, hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả góp phần đa dạng hóa các kênh thu hút vốn cho nền kinh tế Việt Nam. Mặc dù dịch bệnh Covid-19 kể từ đầu năm 2020 đến nay đã ảnh hưởng tới hoạt động của nền kinh tế, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thông qua M&A vẫn tăng trưởng. 
Theo báo cáo phân tích của Công ty kiểm toán KPMG, trong 10 tháng năm 2021, tổng giá trị M&A tại Việt Nam là 8,8 tỷ USD với hơn 500 thương vụ giao dịch. Với việc Việt Nam tham gia các FTA thế hệ mới, các kỳ vọng về khu vực thương mại, đầu tư và quy mô đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ còn tiếp tục được tăng trưởng mạnh trong thời gian sắp tới./.
Luật Cạnh tranh 2018 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2019. Ngày 24 tháng 3 năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2020. Điều 29 Luật Cạnh tranh quy đinh “Tập trung kinh tế bao gồm các hình thức: Sáp nhập doanh nghiệp; Hợp nhất doanh nghiệp; Mua lại doanh nghiệp; Liên doanh giữa các doanh nghiệp; Các hình thức tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.”
 Theo đó, căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Cạnh tranh 2018, doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế thuộc trường hợp phải thông báo tập trung kinh tế theo quy định tại Điều 33 Luật Cạnh tranh và Điều 13 Nghị định số 35/2020/NĐ-CP. 
Các doanh nghiệp có thể tìm hiểu thông tin về quy định thông báo tập trung kinh tế theo quy định của pháp luật cạnh tranh tại website của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng:
 http://vcca.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&category_id=4ef1c465-09a3-4747-8ce6-1825ac49aa7d&id=dd17daa8-d46c-4d2b-aab5-8138d2ff4214
Trong trường hợp cần tư vấn, hỗ trợ các quy định về thông báo tập trung kinh tế theo quy định pháp luật cạnh tranh, vui lòng liên hệ:
Phòng Kiểm soát tập trung kinh tế
Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng – Bộ Công Thương
Địa chỉ: 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: (+84 24 ) 222 05 002 (Máy lẻ: 1058 hoặc 1056); Fax: (+84 24 ) 222 05 003

Tài liệu tham khảo:

Báo cáo PCI 2020 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), xem tại: https://pcivietnam.vn/an-pham/bao-cao-pci-2020-ct185

Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê), xem tại: https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/08/sach-trang-doanh-nghiep-viet-nam-2021/

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương