BVNTD

Các câu hỏi thường gặp

Theo Điều 7 Luật Quảng cáo, những mặt hàng sau bị cấm quảng cáo:
  • Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
  • Thuốc lá.
  • Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.
  • Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi; bình bú và vú ngậm nhân tạo.
  • Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.
  • Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục.
  • Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực.
  • Các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác do Chính phủ quy định khi có phát sinh trên thực tế.
Theo Điều 8 Luật Quảng cáo, những hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo, trong đó bao gồm:
  • Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 7 của Luật này (Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực).
  • Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng.
  • Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt
  • Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội.
  • Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
  • Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật.
  • Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.
  • Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
  • Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá,
  công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.
  • Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.
  • Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
  • Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh
  • Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.
  • Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ
  • Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.
  • Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.
Theo Nghị định số 38/2012/NĐ-CP, các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa như sau:
  1. Các thực phẩm bao gói sẵn phải bắt buộc ghi nhãn theo quy định của pháp luật về ghi nhãn thực phẩm.
  2. Tùy từng loại thực phẩm bao gói sẵn, ngoài quy định nói trên, nội dung bắt buộc ghi nhãn còn phải đáp ứng một số quy định sau đây:
  • Thông tin trên nhãn phải đúng bản chất sản phẩm, trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây hiểu lầm cho người sử dụng;
  • Đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, trên nhãn phải thể hiện được các nội dung chính sau: Công bố thành phần dinh dưỡng; hoạt chất tác dụng sinh học; tác dụng đối với sức khỏe; chỉ rõ đối tượng, liều dùng, cách dùng, cảnh báo nếu có;
  • Đối với thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm bổ sung vitamin, khoáng chất, chất vi lượng không nhằm phổ cập cộng đồng như thức ăn công thức dành cho bà mẹ mang thai, trẻ em dưới 36 tháng tuổi và thức ăn qua ống thông cho người bệnh phải công bố mức đáp ứng so với nhu cầu dinh dưỡng, liều lượng sử dụng của từng đối tượng và hướng dẫn của bác sĩ;
  • Thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, một số thực phẩm biến đổi gen (thuộc đối tượng phải ghi nhãn theo quy định của pháp luật về ghi nhãn đối với thực phẩm biến đổi gen) phải ghi rõ thành phần và hàm lượng có trong thực phẩm;
  • Khi lấy thành phần nào đó trong sản phẩm làm tên sản phẩm thì phải ghi rõ hàm lượng thành phần đó bên cạnh tên sản phẩm;
  • Tên sản phẩm phải là cỡ chữ lớn nhất, rõ nhất và tối thiểu gấp 3 lần cỡ chữ khác trên nhãn;
  • Khi chuyển dịch nhãn phải đảm bảo không sai lệch nội dung so với nhãn gốc.
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn chi tiết việc ghi nhãn thực phẩm.

Quy định về ghi hạn sử dụng trên nhãn thực phẩm:
  • Hạn sử dụng an toàn bắt buộc phải ghi “Hạn sử dụng”, hoặc “Sử dụng đến ngày” đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm tăng cường vi chất và những thực phẩm dễ có khả năng bị hư hỏng do vi sinh vật. Hạn sử dụng an toàn đối với các thực phẩm khác có thể ghi “Sử dụng tốt nhất trước ngày” phù hợp với loại sản phẩm thực phẩm.
Bên cạnh đó, Điều 44 Luật An toàn thực phẩm quy định về việc ghi nhãn thực phẩm như sau:
  1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm tại Việt Nam phải thực hiện việc ghi nhãn thực phẩm theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa. Đối với thời hạn sử dụng thực phẩm thể hiện trên nhãn thì tùy theo loại sản phẩm được ghi là “hạn sử dụng”, “sử dụng đến ngày” hoặc “sử dụng tốt nhất trước ngày”.
  2. Đối với thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm, thực phẩm đã qua chiếu xạ, thực phẩm biến đổi gen, ngoài quy định nói trên còn phải tuân thủ các quy định sau đây:
  •  Đối với thực phẩm chức năng phải ghi cụm từ “thực phẩm chức năng” và không được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào về tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh;
  •  Đối với phụ gia thực phẩm phải ghi cụm từ “phụ gia thực phẩm” và các thông tin về phạm vi, liều lượng, cách sử dụng;
  •  Đối với thực phẩm đã qua chiếu xạ phải ghi cụm từ “thực phẩm đã qua chiếu xạ”;
  •  Đối với một số thực phẩm biến đổi gen phải ghi cụm từ “thực phẩm biến đổi gen”.
Theo Điều 5 Luật An toàn thực phẩm, những hành vi sau bị cấm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
  • Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm để chế biến thực phẩm.
  • Sử dụng nguyên liệu thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không bảo đảm an toàn để sản xuất, chế biến thực phẩm.
  • Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy để sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Sản xuất, kinh doanh: Thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa; Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; c) Thực phẩm bị biến chất; Thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép; Thực phẩm có bao gói, đồ chứa đựng không bảo đảm an toàn hoặc bị vỡ, rách, biến dạng trong quá trình vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm; Thịt hoặc sản phẩm được chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra thú y hoặc đã qua kiểm tra nhưng không đạt yêu cầu; Thực phẩm không được phép sản xuất, kinh doanh để phòng, chống dịch bệnh; Thực phẩm chưa được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực phẩm đó thuộc diện phải được đăng ký bản công bố hợp quy; Thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc quá thời hạn sử dụng.
  • Sử dụng phương tiện gây ô nhiễm thực phẩm, phương tiện đã vận chuyển chất độc hại chưa được tẩy rửa sạch để vận chuyển nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm.
  • Cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả kiểm nghiệm thực phẩm.
  • Che dấu, làm sai lệch, xóa bỏ hiện trường, bằng chứng về sự cố an toàn thực phẩm hoặc các hành vi cố ý khác cản trở việc phát hiện, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm.
  • Người mắc bệnh truyền nhiễm tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại cơ sở không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
  • Quảng cáo thực phẩm sai sự thật, gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng.
  • Đăng tải, công bố thông tin sai lệch về an toàn thực phẩm gây bức xúc cho xã hội hoặc thiệt hại cho sản xuất, kinh
  • Sử dụng trái phép lòng đường, vỉa hè, hành lang, sân chung, lối đi chung, diện tích phụ chung để chế biến, sản xuất, kinh doanh thức ăn đường phố.
Khi mua thực phẩm, người tiêu dùng cần lưu ý những điều sau:
  • Quan sát trạng thái sản phẩm;
  • Hạn sử dụng và ngày sản xuất của thực phẩm;
  • Tên nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hay phân phối;
  • Thành phần, định lượng các chất trong thực phẩm;
  • Nhiệt độ bảo quản thực phẩm cụ thể (đối với hàng đông lạnh);
  • Thông tin cảnh báo về vệ sinh, an toàn thực phẩm;
  • Hướng dẫn sử dụng sản phẩm.
Căn cứ điểm d, khoản 1 Điều 80 của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP, hành vi tự ý bớt lại bao bì, phụ tùng, linh kiện thay thế, hàng khuyến mại, tài liệu kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng kèm theo khi bán hàng, cung cấp dịch vụ là hành vi vi phạm pháp luật BVQLNTD. Hành vi này có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ giao dịch có giá trị dưới 5.000.000 đồng (mức phạt tiền có thể từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ giao dịch có giá trị trên 100.000.000 đồng. Ngoài ra, đơn vị cung cấp sản phẩm có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
Căn cứ điểm a, khoản 1 Điều 79 của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc hành vi khác gây thiệt hại đến sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của người tiêu dùng để ép buộc giao dịch là hành vi vi phạm pháp luật BVQLNTD. Hành vi này có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng và bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Theo Điều 76 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP, thương nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa có khuyết tật có một trong các hành vi vi phạm sau đây thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng:
  • Không tiến hành biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp hàng hóa có khuyết tật trên thị trường;
  • Không thực hiện đúng việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật theo nội dung đã thông báo công khai hoặc không thanh toán các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi.
Ngoài ra, thương nhân còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: buộc thu hồi hàng hóa có khuyết tật đối với hành vi vi phạm. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  • Không thông báo công khai về hàng hóa khuyết tật và việc thu hồi hàng hóa đó theo quy định;
  • Không báo cáo kết quả thu hồi hàng hóa có khuyết tật cho cơ quan quản lý nhà nước về BVQLNTD theo quy định.
Như vậy, đối với tình huống nói trên, doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối xe máy điện A có thể bị phạt từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo công khai về hàng hóa khuyết tật và việc thu hồi hàng hóa đó theo quy định.
Căn cứ điểm b, khoản 1 Điều 15 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân kinh doanh khi thay đổi nội dung hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung thì phải tiến hành đăng ký lại hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với cơ quan có thẩm quyền về BVQLNTD (Cục Quản lý cạnh tranh, Sở Công Thương). Như vậy đối với tình huống nói trên, phía công ty bán căn hộ chung cư đề nghị người tiêu dùng ký kết hợp đồng mua bán khi hợp đồng mẫu chưa được đăng ký lại với cơ quan có thẩm quyền là vi phạm quy định nói trên. Căn cứ điểm a) khoản 2 Điều 68 của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP, trong trường hợp này, công ty bán căn hộ chung cư có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Ngoài ra, công ty còn có thể nhận thêm hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm.
Căn cứ Khoản 2 Điều 17 Luật BVQLNTD, trường hợp hợp đồng do người tiêu dùng giữ bị mất hoặc hư hỏng thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm cấp cho người tiêu dùng bản sao hợp đồng. Căn cứ điểm b, khoản 1 Điều 70 của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP, trường hợp doanh nghiệp không cấp cho người tiêu dùng bản sao hợp đồng trong trường hợp hợp đồng do người tiêu dùng giữ bị mất hoặc hư hỏng thì đây là hành vi vi phạm về thực hiện hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung. Hành vi này có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.