BVNTD

Các câu hỏi thường gặp

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP về trách nhiệm bảo đảm chất lượng, số lượng, công dụng, an toàn thực phẩm của hàng hóa, thì hành vi bán gạo bị mốc là vi phạm pháp luật và tại Điều 10 Luật BVQLNTD quy định cấm tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lừa dối hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng cáo hoặc che giấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác về hàng hóa, dịch vụ mà mình cung cấp. Cụ thể, người bán đã thực hiện hành vi gian lận hàng hóa khi giao hàng cho người tiêu dùng cũng như đã thực hiện hành vi cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác cho người tiêu dùng. Căn cứ theo Khoản b, Điều 80 của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP, người bán có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu hàng hóa có giá trị dưới 5.000.000 đồng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. Ngoài ra, người bán có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm. Bên cạnh đó, tại điểm đ, khoản 1, Điều 66 của Nghị định số 185/2013/ NĐ-CP quy định phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với thương nhân thực hiện hành vi che giấu thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác cho người tiêu dùng theo quy định.
Căn cứ Khoản 6 Điều 21 của Luật BVQLNTD, chi phí vận chuyển tủ lạnh từ địa chỉ người tiêu dùng đến điểm bảo hành là do bên bán chi trả. Trường hợp bên bán yêu cầu người tiêu dùng vận chuyển tủ lạnh đến trung tâm bảo hành mà không chi trả chi phí vận chuyển cho người tiêu dùng là hành vi vi phạm pháp luật BVQLNTD. Căn cứ điểm đ, khoản 1 Điều 75 của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP, bên bán có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa bảo hành có giá trị dưới 20.000.000 đồng (mức phạt tối đa là 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa bảo hành có giá trị từ 2.000.000.000 đồng trở lên).
Căn cứ Khoản 5, Điều 21 của Luật BVQLNTD, trường hợp bảo hành từ ba lần trở lên trong thời hạn bảo hành mà không khắc phục được lỗi thì người tiêu dùng có quyền đổi hàng hóa hoặc hoàn trả hàng hóa. Trường hợp bên bán không đổi hoặc không trả lại tiền cho người tiêu dùng trong trường hợp nêu trên thì căn cứ điểm d, khoản 1 Điều 75 của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP, bên bán có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa bảo hành có giá trị dưới 20.000.000 đồng (mức phạt tối đa là 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa bảo hành có giá trị từ 2.000.000.000 đồng trở lên).
Hành vi không cung cấp giấy chứng nhận bảo hành trong trường hợp hàng hóa có bảo hành (mặc dù đã được người tiêu dùng yêu cầu) và các tài liệu liên quan khác như hướng dẫn sử dụng sản phẩm,... là có thể vi phạm quy định về cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng. Cụ thể theo điểm c, khoản 1 Điều 66 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với thương nhân có hành vi vi phạm về cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng, cụ thể là không cung cấp hướng dẫn sử dụng hoặc không cung cấp thông tin về điều kiện, thời hạn, địa điểm, thủ tục bảo hành trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ có bảo hành theo quy định. Như vậy siêu thị điện máy thể bị xử phạt với số tiền nói trên, ngoài ra còn có các hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 06 tháng hoặc đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm nói trên trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
Trường hợp này người tiêu dùng phải cung cấp được các tài liệu chứng minh sản phẩm được phía cửa hàng cam kết bảo hành trong 01 tháng. Trường hợp cửa hàng đã cam kết sản phẩm được bảo hành nhưng cửa hàng từ chối thực hiện bảo hành (mà cụ thể ở đây là từ chối đổi lại sản phẩm khác cho người tiêu dùng) là vi phạm quy định của pháp luật BVQLNTD. Căn cứ theo Điều 75 của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP, hành vi nêu trên là hành vi vi phạm về trách nhiệm bảo hành hàng hóa đã được quy định trong Luật BVQLNTD. Cụ thể, theo điểm e, khoản 1, Điều 75, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP thì doanh nghiệp bán hàng có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa bảo hành có giá trị dưới 20.000.000 đồng nếu có hành vi vi phạm là không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện đã cam kết với người tiêu dùng. Mức phạt tiền cao nhất là 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa có giá trị từ 2.000.000.000 đồng trở lên.
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 4, Nghị định số 99/2011/NĐ-CP về trách nhiệm bảo đảm chất lượng, số lượng, công dụng, an toàn thực phẩm của hàng hóa, hành vi bán hàng không đủ số lượng đặt mua là hành vi gian lận hàng hóa khi giao hàng. Căn cứ theo Khoản b, Điều 80 của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP, hành vi nêu trên là vi phạm pháp luật BVQLNTD. Theo đó, người bán có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu hàng hóa có giá trị dưới 5.000.000 đồng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. Ngoài ra, người bán có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
Hành vi cung cấp hàng hóa không đúng với hàng hóa đặt mua ban đầu là hành vi đánh tráo, gian lận hàng hóa khi giao hàng. Căn cứ theo Khoản b, Điều 80 của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP, hành vi nêu trên là vi phạm pháp luật BVQLNTD. Theo đó, người bán có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu hàng hóa có giá trị dưới 5.000.000 đồng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm. Ngoài ra, người bán có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
Hành vi không cung cấp giấy tờ chứng minh xuất xứ của hàng hóa là hành vi che giấu thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ cho người tiêu dùng. Căn cứ theo Khoản đ, Điều 66 của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP, hành vi nêu trên vi phạm quy định về cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng. Theo đó, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với thương nhân có hành vi che giấu thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác cho người tiêu dùng theo quy định. Trong trường hợp này là người bán cố tình che giấu thông tin về xuất xứ của hàng hóa thông qua việc từ chối cho người tiêu dùng xem giấy chứng nhận xuất hàng hóa (C/O). Ngoài ra, người bán có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 06 tháng hoặc đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 06 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm và biện pháp khắc phục hậu quả là buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm nói trên.
Có. Tổ chức, cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu thực hiện hành vi vi phạm nêu trên. Đồng thời áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Có. Tổ chức, cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu thực hiện hành vi vi phạm nêu trên. Đồng thời áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.