BVNTD

Các câu hỏi thường gặp

Có. Trường hợp tổ chức, cá nhân quấy rối người tiêu dùng thông qua tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng từ 02 lần trở lên thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Đồng thời áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.
Có. Theo quy định, trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì áp dụng thẩm quyền phạt tiền gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền được áp dụng đối với một hành vi vi phạm.
Theo quy định tại Nghị định số 185/2013/NĐ-CP và Nghị định số 124/2015/NĐ-CP, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật BVQLNTD có thể bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Hành vi vi phạm pháp luật BVQLNTD có thể bị xử phạt bởi một trong các hình thức sau:
  • Cảnh cáo;
  • Phạt tiền;
  • Tịch thu tang vật, phương tiện;
  • Tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ có thời hạn một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm.
Hiện tại, việc xử lý đối với hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng chủ yếu được quy định trong các văn bản:
  • Nghị định số 185/2013/NĐ-CP, ban hành ngày 15 tháng 11 năm 2013, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm Các nội dung liên quan đến xử lý vi phạm pháp luật về BVQLNTD được quy định tại Mục 10 (từ Điều 65 đến Điều 80) của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP.
  • Nghị định số 124/2015/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP), ban hành ngày 19 tháng 11 năm 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 01 năm
Bên cạnh đó, việc xử lý còn có thể thực hiện thông qua các quy định về xử phạt trong các lĩnh vực chuyên ngành khác như: an toàn thực phẩm, viễn thông, dược phẩm, quảng cáo, thương mại…
Người tiêu dùng có quyền yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc phương thức điện tử (thư điện tử, điện thoại…) tới tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hoặc tới các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền liên quan.
Khoản 2 Điều 20 của Nghị định số 99/2011/NĐ-CP quy định yêu cầu BVQLNTD phải có các nội dung sau:
  • Thông tin về tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm;
  • Thông tin về tổ chức xã hội hoặc người tiêu dùng yêu cầu;
  • Nội dung vụ việc;
  • Yêu cầu cụ thể của người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia BVQLNTD;
  • Tài liệu, chứng cứ kèm
Điều 22 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP quy định:
  • Sau khi tiếp nhận yêu cầu BVQLNTD, cơ quan có thẩm quyền tiến hành giải quyết yêu cầu. Trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền có quyền yêu cầu các bên giải trình, cung cấp thêm thông tin, tài liệu phục vụ cho việc giải quyết yêu cầu
  • Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận yêu cầu BVQLNTD hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời theo quy định tại Điều 26 Luật Trường hợp vụ việc phức tạp, thời hạn trả lời có thể được gia hạn nhưng không quá mười lăm (15) ngày làm việc.
Bên cạnh đó, Điều 26 Luật BVQLNTD quy định: Cơ quan quản lý nhà nước về BVQLNTD cấp huyện có trách nhiệm trả lời bằng văn bản việc giải quyết yêu cầu BVQLNTD; trường hợp xác định tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, văn bản trả lời phải có các nội dung sau đây: Nội dung vi phạm; Biện pháp khắc phục hậu quả; Thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả; Biện pháp xử lý vi phạm hành chính, nếu có. Trong quá trình giải quyết yêu cầu BVQLNTD, nếu cơ quan có thẩm quyền xác định vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác thì chuyển hồ sơ vụ việc cho cơ quan đó giải quyết và nêu rõ trong văn bản trả lời người tiêu dùng.
Điều 26 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định: Khi nhận được yêu cầu của người tiêu dùng, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện có trách nhiệm yêu cầu các bên giải trình, cung cấp thông tin, bằng chứng hoặc tự mình xác minh, thu thập thông tin, bằng chứng để xử lý theo quy định của pháp luật. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện có trách nhiệm trả lời bằng văn bản việc giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; trường hợp xác định tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng, văn bản trả lời phải có các nội dung sau đây:
  • + Nội dung vi phạm;
  • + Biện pháp khắc phục hậu quả;
  • + Thời hạn thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả;
  • + Biện pháp xử lý vi phạm hành chính, nếu có.
Biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên bao gồm:
  • Buộc tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thu hồi, tiêu hủy hàng hóa hoặc ngừng cung cấp hàng hóa, dịch vụ;
  • Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh của tổ chức, cá nhân vi phạm;
  • Buộc tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ loại bỏ điều khoản vi phạm quyền lợi người tiêu dùng ra khỏi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.
Ngoài các biện pháp nêu trên, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tái phạm còn bị đưa vào Danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.
Điều 6 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP quy định trách nhiệm của UBND cấp xã trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch với các cá nhân hoạt động thươn mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh. Cụ thể như sau:
  • Kiểm tra, giám sát hoạt động của các Ban quản lý chợ, thương nhân kinh doanh chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn trong việc thực hiện nội quy đã được phê duyệt. Trong trường hợp không có Ban quản lý chợ, thương nhân kinh doanh chợ, trung tâm thương mại thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các biện pháp để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong phạm vi chợ, trung tâm thương mại.
  • Quản lý, kiểm tra hoạt động của các cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh hoạt động trên địa bàn xã ngoài phạm vi chợ, trung tâm thương mại để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
  • Phối hợp với các cơ quan chức năng cấp huyện, tỉnh về thương mại, quản lý thị trường, an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng trong việc quản lý, kiểm tra hoạt động kinh doanh của các cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn.
  • Xử lý các vi phạm về bảo vệ người tiêu dùng theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.
  • Tuyên truyền, khuyến khích các cá nhân không hoạt động thương mại ngoài phạm vi chợ, trung tâm thương mại; tạo điều kiện để các cá nhân hoạt động kinh doanh trong phạm vi chợ, trung tâm thương mại.