BVNTD

Các câu hỏi thường gặp

Theo Điều 33, Nghị định số 45/2010/NĐ-CP:
  • Thủ tướng chính phủ quyết định hội có tính chất đặc thù hoạt động trên phạm vi cả nước,
  • Chủ tịch UBND tỉnh quyết định hội có tính chất đặc thù hoạt động trên phạm vi tỉnh mình.
Theo Điều 34 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP:

Hội có tính chất đặc thù có các quyền
  • Tham gia với các Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng các cơ chế, chính sách liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực hoạt động của hội;
  • Tham gia thực hiện một số hoạt động quản lý nhà nước, dịch vụ công thuộc lĩnh vực hoạt động của hội theo quy định của pháp luật;
  • Tư vấn, phản biện và giám định xã hội các chính sách, chương trình, đề tài, dự án do cơ quan nhà nước yêu cầu về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của hội theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Hội có tính chất đặc thù có các nghĩa vụ:+Tập hợp, nghiên cứu ý kiến, kiến nghị của các hội thành viên, hội viên theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hội để tham gia vào các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước;
  • Tập hợp các chuyên gia đầu ngành, các chuyên gia giỏi ở các hội thành viên và các tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao, thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội;
  • Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động của hội theo quy định của pháp luật.
Theo khoản 3, Điều 1, Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 01 tháng 11 năm 2010 về việc quy định hội có tính chất đặc thù, có các tiêu chí sau:
  • Hoạt động vì mục tiêu xã hội, nhân đạo;
  • Là hội của những đối tượng chịu nhiều khó khăn, thiệt thòi cần được xã hội, Nhà nước quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện hoạt động;
  • Đã được Nhà nước hỗ trợ về kinh phí, điều kiện hoạt động trước ngày Nghị định số 45/2010/NĐ-CP có hiệu lực.
Theo Điều 28 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP, tổ chức xã hội đáp ứng đủ các điều kiện được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện một trong những nhiệm vụ sau:
  • Tuyên truyền, phổ biến giáo dục về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng.
  • Hướng dẫn, đào tạo nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng.
  • Tư vấn, hỗ trợ cho người tiêu dùng.
  • Thực hiện các nghiên cứu, khảo sát thực tế, tập hợp ý kiến, phản ánh nhu cầu của người tiêu dùng.
Theo Điều 27 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP, tổ chức xã hội tham gia BVQLNTD được thực hiện các nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của Nhà nước về BVQLNTD khi có đủ các điều kiện sau đây:
  • Được thành lập theo quy định của pháp luật.
  • Có tôn chỉ, mục đích hoạt động vì
  • Có thời gian hoạt động tối thiểu là một (01) năm.
  • Có phạm vi hoạt động từ cấp tỉnh trở lên.
Theo Điều 25 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP, khi tự mình khởi kiện vụ án BVQLNTD vì lợi ích công cộng, tổ chức xã hội tham gia BVQLNTD có nghĩa vụ sau: Thông báo công khai bằng hình thức phù hợp về việc khởi kiện và chịu trách nhiệm về thông tin do mình công bố, bảo đảm không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa. Nội dung thông báo bao gồm:
  • Tổ chức xã hội tham gia BVQLNTD khởi kiện;
  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bị kiện;
  • Nội dung khởi kiện;
  • Thủ tục và thời hạn đăng ký tham gia vụ án.
Đảm bảo quyền tham gia vụ án của những người tiêu dùng có liên quan đến vụ án. Chịu các chi phí phát sinh trong quá trình khởi kiện. Tòa án có trách nhiệm niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án thông tin về việc thụ lý vụ án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Theo Điều 24 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP, các tổ chức xã hội tham gia BVQLNTD được quyền tự mình khởi kiện vụ án bảo vệ người tiêu dùng vì lợi ích công cộng khi đáp ứng các điều kiện sau:
  • Được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  • Có tôn chỉ, mục đích hoạt động vì quyền lợi của người tiêu dùng hoặc vì lợi ích công cộng liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng.
  • Có thời gian hoạt động tối thiểu là ba (03) năm tính từ ngày tổ chức xã hội được thành lập đến ngày tổ chức xã hội thực hiện quyền tự khởi kiện.
  • Có phạm vi hoạt động từ cấp tỉnh trở lên.
Các văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu quy định việc thành lập hội BVQLNTD bao gồm:
  • Luật BVQLNTD năm 2010;
  • Nghị định số 45/2010/NĐ-CP;
  • Nghị định số 99/2011/NĐ-CP.
Thẩm quyền cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể, đổi tên và phê duyệt điều lệ hội: Theo Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP,
  • Bộ trưởng Bộ Nội vụ có thẩm quyền cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh.
  • Chủ tịch UBND cấp tỉnh cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh.
  • Căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh ủy quyền để Chủ tịch UBND cấp huyện cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã.
Theo Khoản 1, Điều 27 Luật BVQLNTD, tổ chức xã hội tham gia BVQLNTD là tổ chức xã hội thành lập theo quy định của pháp luật và hoạt động theo điều lệ được tham gia hoạt động BVQLNTD. Trên thực tế Việt Nam hiện nay, để tạo thuận lợi cho quá trình hoạt động và tập hợp được lực lượng đông đảo người tiêu dùng tham gia, các tổ chức xã hội tham gia BVQLNTD thường được lấy với tên gọi ngắn gọn là Hội BVQLNTD. Tính đến thời điểm tháng 5/2016, trên toàn quốc đã có 51 Hội Bảo vệ người tiêu dùng hoạt động trong phạm vi một tỉnh và 01 Hội Bảo vệ người tiêu dùng hoạt động liên tỉnh được thành lập.. Theo Điều 28 Luật BVQLNTD, các tổ chức xã hội tham gia BVQLNTD có các chức năng và nội dung hoạt động như sau:
  • Hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn người tiêu dùng khi có yêu cầu;
  • Đại diện người tiêu dùng khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng;
  • Cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về BVQLNTD thông tin về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ;
  • Độc lập khảo sát, thử nghiệm; công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm chất lượng hàng hóa, dịch vụ do mình thực hiện; thông tin, cảnh báo cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thông tin, cảnh báo của mình; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về BVQLNTD;
  • Tham gia xây dựng pháp luật, chủ trương, chính sách, phương hướng, kế hoạch và biện pháp về BVQLNTD;
  • Thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước giao;
  • Tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu dùng.
Theo Khoản 1, Điều 29, Nghị định số 99/2011/NĐ-CP, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định giao nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của Nhà nước về BVQLNTD cho tổ chức xã hội có đủ điều kiện hoạt động trên phạm vi toàn quốc hoặc hoạt động trên phạm vi từ hai tỉnh trở lên. Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định giao nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của Nhà nước về BVQLNTD cho tổ chức xã hội có đủ điều kiện hoạt động trên phạm vi tỉnh mình.