BVNTD

Các câu hỏi thường gặp

Theo Điều 31, Nghị định số 99/2011/NĐ-CP, cơ quan quản lý nhà nước về BVQLNTD và tổ chức xã hội tham gia BVQLNTD có thẩm quyền cấp phép thành lập, giải thể trung tâm hòa giải, bao gồm: Bộ Công Thương (Cục Quản lý cạnh tranh), UBND các cấp, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các tổ chức tương đương
Theo Điều 9, Nghị định số 99/2011/NĐ-CP, Bộ Công Thương chịu trách nhiệm tiếp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong trường hợp hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung áp dụng trên phạm vi cả nước hoặc áp dụng trên phạm vi từ hai tỉnh trở lên. Sở Công Thương chịu trách nhiệm tiếp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong trường hợp hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung áp dụng trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo Điều 23, Nghị định số 99/2011/NĐ-CP quy định: Cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp huyện có trách nhiệm lập và công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trường hợp vụ việc vi phạm liên quan từ hai huyện trở lên thì Sở Công Thương có trách nhiệm công bố danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm. Trường hợp vụ việc liên quan đến từ hai tỉnh trở lên, Bộ Công thương có trách nhiệm công bố danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm. Danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nội dung công bố công khai gồm:
  • Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân vi phạm;
  • Hành vi, địa bàn vi phạm;
  • Cơ quan ban hành, số, ngày, tháng, năm quyết định xử lý vi phạm.
  • Thời hạn công bố tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm là ba mươi (30) ngày kể từ ngày công bố.
Ban quản lý chợ, thương nhân kinh doanh chợ, trung tâm thương mại công bố công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh trong phạm vi chợ, trung tâm thương mại vi phạm quyền lợi người tiêu dùng tại chợ, trung tâm thương mại do mình quản lý.
Theo Điều 6 Nghị định số: 99/2011/NĐ-CP, UBND cấp xã có những trách nhiệm sau:
  • Kiểm tra, giám sát hoạt động của các Ban quản lý chợ, thương nhân kinh doanh chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn trong việc thực hiện nội quy đã được phê duyệt. Trong trường hợp không có Ban quản lý chợ, thương nhân kinh doanh chợ, trung tâm thương mại thì UBND cấp xã có trách nhiệm thực hiện các biện pháp để BVQLNTD trong phạm vi chợ, trung tâm thương mại.
  • Quản lý, kiểm tra hoạt động của các cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh hoạt động trên địa bàn xã ngoài phạm vi chợ, trung tâm thương mại để BVQLNTD
  • Phối hợp với các cơ quan chức năng cấp huyện, tỉnh về thương mại, quản lý thị trường, an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng trong việc quản lý, kiểm tra hoạt động kinh doanh của các cá nhân hoạt động thương mại trên địa bàn.
  • Xử lý các vi phạm về bảo vệ người tiêu dùng theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.
  • Tuyên truyền, khuyến khích các cá nhân không hoạt động thương mại ngoài phạm vi chợ, trung tâm thương mại; tạo điều kiện để các cá nhân hoạt động kinh doanh trong phạm vi chợ, trung tâm thương mại.
 
Theo Khoản 2 Điều 35, Nghị định số 99/2011/NĐ-CP, UBND cấp huyện có trách nhiệm sau:
  • Thực hiện việc giải quyết yêu cầu BVQLNTD theo quy định của Luật BVQLNTD, Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan;
  • Kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức xã hội tham gia BVQLNTD hoạt động trên địa bàn huyện mình quản lý;
  • Quản lý theo thẩm quyền đối với các chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn để BVQLNTD khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ tại các địa điểm này;
  • Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để UBND cấp xã thực hiện các biện pháp cần thiết để BVQLNTD khi mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của các cá nhân hoạt động thương mại ngoài phạm vi chợ, trung tâm thương mại;
  • Công bố công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng
  • Báo cáo kết quả thực hiện quản lý nhà nước về BVQLNTD trên địa bàn huyện theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp trên;
  • Các trách nhiệm khác quy định tại Điều 49 Luật
Theo Khoản 1, Điều 35 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP, Sở Công Thương có trách nhiệm giúp UBND cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ sau:
  • Tham mưu cho UBND ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về BVQLNTD tại địa phương
  • Thực hiện việc kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định của Luật BVQLNTD, Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan;
  • Thẩm định các đề án, kế hoạch hoạt động của tổ chức xã hội tham gia BVQLNTD trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao thực hiện nhiệm vụ gắn với nhiệm vụ của Nhà nước;
  • Giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ khi giao cho tổ chức xã hội bảo vệ người tiêu dùng thực hiện;
  • Kiểm tra, giám sát hoạt động hòa giải của tổ chức hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh;
  • Tạo điều kiện để tổ chức xã hội tham gia BVQLNTD hoạt động;
  • Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng cấp huyện thực hiện các nội dung liên quan đến BVQLNTD
  • Công bố công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền
  • Báo cáo kết quả thực hiện quản lý nhà nước về BVQLNTD trên địa bàn tỉnh theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp trên;
  • Kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật;
Theo Điều 48 Luật BVQLNTD, Bộ Công Thương có những trách nhiệm sau:
  • Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, chính sách, pháp luật vềBVQLNTD. Quản lý hoạt động BVQLNTD của tổ chức xã hội, tổ chức hòa giải; hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung theo quy định tại Điều 19 của Luật này. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về BVQLNTD; tư vấn, hỗ trợ và nâng cao nhận thức về BVQLNTD. Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ công tác BVQLNTD; đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nghiệp vụ phục vụ công tác Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về BVQLNTD theo thẩm quyền. Thực hiện hợp tác quốc tế về BVQLNTD
Theo quy định tại Điều 47 của Luật BVQLNTD, trách nhiệm quản lý nhà nước về BVQLNTD được quy định như sau:
  • Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về
  • Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về
  • Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công thương thực hiện quản lý nhà nước về
  • UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về BVQLNTD tại địa phương.
Nếu như bên bán hàng tận cửa và bên mua hàng hóa không có những thỏa thuận khác thì khi thực hiện giao dịch mua bán phải lập thành văn bản. Khoản 3, 4 và 5 Điều 19 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP quy định về việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng tận cửa như sau:
  • Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày giao kết hợp đồng, người tiêu dùng có quyền yêu cầu đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân kinh doanh. Trước khi hết thời hạn này, người bán hàng tận cửa không được phép yêu cầu người tiêu dùng thanh toán hoặc thực hiện các nội dung hợp đồng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Trường hợp hợp đồng bán hàng tận cửa được lập thành văn bản, khi ký kết hợp đồng bán hàng tận cửa, người tiêu dùng phải tự ghi ngày, tháng giao kết hợp đồng.
  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải chịu trách nhiệm đối với mọi hoạt động của người bán hàng tận cửa.
Như vậy, người tiêu dùng có 03 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng mua bán hàng tận cửa để kiểm tra, xác minh nguồn gốc, chất lượng, giá cả hàng hóa trước khi quyết định có mua hàng hóa hay không.
Theo Khoản 1 và 2 Điều 19 Nghị định số 99/2011/NĐ-CP, người bán hàng tận cửa là người của tổ chức, cá nhân kinh doanh. Khi thực hiện việc bán hàng tận cửa, người bán hàng tận cửa có nghĩa vụ sau đây:
  • Giới thiệu tên, số điện thoại liên lạc, địa chỉ, trụ sở của tổ chức, cá nhân kinh doanh, chịu trách nhiệm về đề nghị giao kết hợp đồng;
  • Không được tiếp tục đề nghị giao kết hợp đồng khi người tiêu dùng đã từ chối;
  • Giải thích cho người tiêu dùng về điều kiện của hợp đồng, thông tin khác mà người tiêu dùng quan tâm liên quan đến hàng hóa, dịch vụ.
  • Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, hợp đồng bán hàng tận cửa phải được lập thành văn bản và giao cho người tiêu dùng một bản.
Như vậy, người bán hàng tận cửa phải xuất trình các giấy tờ hoặc cung cấp các thông tin cần thiết để người tiêu dùng có thể xác minh tổ chức, cá nhân đang thực hiện hoạt động bán hàng tận cửa. Khi thực hiện hoạt động bán hàng tận cửa thì người bán hàng tận cửa sẽ thay mặt tổ chức, cá nhân kinh doanh thực hiện hoạt động chào bán tới người tiêu dùng. Tổ chức, cá nhân kinh doanh nêu trên phải chịu trách nhiệm liên đới với những hành vi do người bán hàng tận cửa thực hiện. Thực tế thì bán hàng tận cửa là một hình thức bán hàng đang dần hình thành phát triển mạnh trong xã hội hiện đại, thường nhắm đến các đối tượng là người tiêu dùng ở nhà. Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, việc lập thành văn bản thể hiện thỏa thuận mua bán giữa các bên là điều cần thiết, làm rõ ràng thông tin của người bán, làm bằng chứng mua bán và tránh những giao dịch lừa đảo bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ.