BVNTD

Chứng cứ quan trọng trong một số loại vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh

22/05/2024

Thỏa thuận ấn định giá: Các chứng cứ quan trọng sau đây cần thu thập để chứng minh sự tồn tại của một thỏa thuận ấn định giá:

           Bảng giá, biểu giá toàn ngành hoặc hiệp hội;

            Thông báo thay đổi giá;

            Các tài liệu, dữ liệu điện tử về các cuộc gặp, cuộc họp, các cuộc liên lạc giữa các doanh nghiệp cạnh tranh;

Các tài liệu, dữ liệu điện tử về việc các doanh nghiệp cạnh tranh trao đổi thông tin liên quan đến giá;

Các thông tin, tài liệu điện tử về việc các doanh nghiệp giám sát và kiểm soát quá trình thực hiện thỏa thuận;

Lời khai, lời tường trình của các thành viên tham gia thỏa thuận…

Phân chia thị trường: Chứng cứ cần tập trung thu thập là các tài liệu phản ánh về kế hoạch phân bổ được áp dụng cho các thành viên tham gia thỏa thuận. Chứng cứ mấu chốt nhất là lời khai của kẻ chủ mưu. Các tài liệu thể hiện một khách hàng hoặc một khu vực địa lý, một nhà cung cấp, một chuỗi thương mại cụ thể được phân bổ riêng cho một chủ thể kinh doanh.

Thông đồng trong đấu thầu: Các chứng chứng cần chú ý thu thập bao gồm:

Dữ liệu giá thầu toàn ngành hoặc hiệp hội;

Các chứng cứ phản ánh về việc không biết trước về giá thầu hoặc chính sách giá của đối thủ cạnh tranh;

Các chứng cứ phản ánh các doanh nghiệp đã thảo luận về giá thầu hoặc đã tiếp cận để biết về giá thầu của nhau;

Chứng cứ phản ánh một khác hàng hoặc hợp đồng cụ thể được dành riêng cho một chủ thể kinh doanh cụ thể;

Các lỗi ngữ pháp giống nhau, chữ viết tay giống nhau, kiểu chữ giống nhau trên các bản in, văn phòng phẩm được sử dụng giống nhau… trong các tài liệu dự thầu của các nhà thầu;

Lời khai của các thàn viên tham gia thông thầu;

Các hợp đồng phụ được ký kết trong phạm vi các nhà thầu đã tham dự đấu thầu cho gói thầu;

Các bằng chứng cho thấy việc thắng thầu có thể biết trước và khá rõ ràng;

Sự khác biệt rõ ràng trong giá thầu hoặc mẫu giá thầu khi xuất hiện một người mới dự thầu mới hoặc không thường xuyên.

Sau khi xác định được các chứng cứ cần thu thập, các điều tra viên vụ việc cạnh tranh nên xây dựng Ma trận chứng cứ.

Ma trận chứng cứ là mô hình hệ thống hóa các chứng cứ cần thu thập, được điều tra viên/nhóm điều tra viên vụ việc cạnh tranh xây dựng trên cơ sở thông tin, tài liệu đã có và những nhận định, phán đoán về vụ việc cạnh tranh đang được điều tra nhằm định hướng cho các hoạt động điều tra tiếp theo và đưa ra kết luận (phát hiện) về những vấn đề cần chứng minh trong vụ việc.

Ma trận chứng cứ theo vấn đề cần chứng minh

Điều

Nội dung

Yếu tố/sự

Chứng cứ

Diễn giải

khoản áp

điều khoản

kiện/giả thuyết

 

 

dụng

áp dụng

 

 

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

Điều

Trích dẫn

– Yếu tố: Vấn đề

Liệt kê các

Giải thích về

khoản

nội dung

cụ thể cần

chứng cứ cho

giá trị chứng

Luật Cạnh

điều khoản

chứng minh

từng sự kiện,

minh của

tranh và

pháp luật

trong vụ việc

giả thuyết (bao

chứng cứ:

các văn

được áp

+Sự kiện: Các

gồm: chứng cứ

-Trực tiếp

bản hướng

dụng

tình tiết, sự việc

đã có, đã đảm

hay gián

dẫn thi

 

chi tiết hóa vấn

bảo; thông tin,

tiếp;

hành được

 

đề cần chứng

tài liệu đã có

-Khẳng định

áp dụng

 

minh

nhưng chưa

hay phủ

 

 

+ Giả thuyết:

kiểm chứng;

định;

 

 

Nhận định, phán

chứng cứ chưa

-Nguồn gốc

 

 

đoán cụ thể chi

có nhưng cần

và biện

 

 

tiết hóa vấn đề

thu thập)

pháp thu

 

 

cần chứng minh

 

thập

 

 

khi chưa đủ

 

 

 

 

thông tin

 

 

Hướng dẫn xây dựng Ma trận chứng cứ:

Cột 1: Trên cơ sở nhận định về vụ việc, xác định hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể đã xảy ra. Căn cứ vào bản chất hành vi xác định điều khoản cụ thể áp dụng cho hành vi đó.

Cột 2: Trích nội dung điều khoản ghi ở cột 1 vào Cột 2 để tham chiếu ngay khi cần thiết.

Cột 3: Xác định đối tượng chứng minh cụ thể trong vụ việc (hành vi, chủ thể đối tượng sự kiện). Những vấn đề chưa có thông tin thì đưa ra giả thuyết, tức đưa ra nhận định, phán đoán. Liệt kê tất cả các yếu tố đó vào Cột 3 kể cả những nhận định sau này không tìm được chứng cứ chứng minh hoặc chứng cứ thu được chứng minh nhận định đó là không đúng.

Cột 4: Liệt kê tất cả các chứng cứ tương ứng với từng sự kiện, giả thuyết xác định cột 3. Các chứng cứ được liệt kê bao gồm: các chứng cứ đã thu thập được, đảm bảo các thuộc tính; các thông tin, tài liệu đã thu được nhưng chưa đánh giá được; các chứng cứ chưa thu được nhưng cần phải thu. Nên mã hóa các chứng cứ theo quy tắc nhất định để tiện cho việc theo dõi.

 

 

 

Cột 5: Giải thích thêm về chứng cứ, bao gồm: tính chất chứng minh là trực tiếp hay gián tiếp; nội dung chứng minh thực tế là khẳng định hay phủ định vấn đề phải chứng minh; ghi nhận về nguồn và biện pháp thu thập đã áp dụng hoặc dự kiến sẽ áp dụng.

Sau khi lập ma trận chứng cứ theo vấn đề cần chứng minh, điều tra viên nên xây dựng Ma trận tổng hợp chứng cứ.

Ma trận tổng hợp chứng cứ

 

 

 

Tên

 

 

Vấn đề 1

 

..Vấnđề

 

Vấn đề…

 

chứng

 

 

chứng

 

Tình

 

Tình

Tình

Tình

 

Tình

Tình

Tình

Tình

 

cứ

 

 

cứ

 

tiết 1

 

tiết 2

tiết …

tiết 1

 

tiết 2

tiết…

tiết..

tiết

V01

 

Vật

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

chứng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

K01

 

Lời

Chưa

 

Chưa

 

Chưa

 

 

Chưa

Cần

 

 

 

 

 

khai

 

 

 

 

 

 

 

 

kiểm

 

 

 

 

 

của…

 

 

 

 

 

 

 

 

tra

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đã có

 

 

1

 

0

0

1

 

0

0

0

0

Cần kiểm tra

0

 

0

0

0

 

0

0

1

0

Cần thu

 

 

1

 

1

0

1

 

0

1

0

0

Cộng

 

 

2

 

1

0

2

 

0

1

1

0

 

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Căn cứ Quyết định số 326/QĐ-CT ngày 16 tháng 10 năm 2024 của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia về việc thành lập Hội đồng tuyển dụng viên chức năm 2024, Hội đồng tuyển dụng thông báo như sau: Quyết định công nhận, bổ sung thí sinh đủ điều kiện tham dự V
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xin thông báo về việc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp và đề nghị rút tiền ký quỹ của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Sen Việt Group căn cứ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 52 Nghị định 40/2018/NĐ