BVNTD

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng hợp tác với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản thực hiện báo cáo cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh, phân phối, cung ứng và bán buôn, bán lẻ các sản phẩm thịt lợn tại Việt Nam

27/12/2021

Dự án “Hoàn thiện chính sách và nâng cao năng lực hiệu quả thực thi pháp luật cạnh tranh” (Dự án) là một trong các dự án hợp tác, hỗ trợ kỹ thuật do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ từ nguồn viện trợ ODA của Chính phủ Nhật Bản nhằm mục tiêu tăng cường môi trường cạnh tranh của Việt Nam thông qua việc hoàn thiện chính sách cạnh tranh và tăng cường năng lực thực thi hiệu quả Luật Cạnh tranh 2018 tại Việt Nam.

Nghiên cứu đánh giá thực trạng cạnh tranh trong một số ngành, lĩnh vực kinh tế của Việt Nam là một trong các hoạt động của Dự án nhằm thúc đẩy quá trình giám sát, rà soát thị trường, tăng cường phát hiện các dấu hiệu, nguy cơ xảy ra hành vi phản cạnh tranh để từ đó đưa ra những nhận định, cảnh báo sớm giúp ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh hoặc chuẩn bị cơ sở lý luận, thông tin, dữ liệu giúp đẩy nhanh quá trình điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh tại, tăng cường thực thi hiệu quả pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam.

Trong giai đoạn cuối năm 2019 và nửa đầu năm 2020, thị trường thịt lợn có những biến động bất thường ảnh hưởng tới người tiêu dùng trong nước. Mặt hàng thịt lợn chịu sự tác động của nhiều yếu tố khiến cho giá của các sản phẩm thịt lợn tăng cao, có thời điểm giá tăng 100% -150% so với cùng kỳ của những năm trước. Để có cơ sở đánh giá tổng quát, cập nhật dữ liệu thị trường nhằm tiếp tục rà soát, giám sát đối thị trường sản xuất, kinh doanh thịt lợn, trong khuôn khổ Dự án “Hoàn thiện và nâng cao năng lực thực thi Luật Cạnh tranh” do Chính phủ Nhật Bản tài trợ, Cục CT&BVNTD đã tổ chức xây dựng báo cáo nghiên cứu “Thực trạng hệ thống kinh doanh, phân phối, cung ứng và bán buôn, bán lẻ các sản phẩm thịt lợn và những tác động ảnh hưởng tới cạnh tranh và vấn đề tăng giá các sản phẩm thịt lợn trên thị trường”.

Các thông tin, dữ liệu được thu thập nhằm phục vụ việc đánh giá đặc thù và cấu trúc, mức độ tập trung trong khâu cung ứng, lưu thông, phân phối các sản phẩm thịt lợn tại Việt Nam.

1. Về chuỗi sản xuất, kinh doanh, cung ứng lợn thịt

2. Về kênh cung ứng các sản phẩm thịt lợn ra thị trường

Kết quả khảo sát cho thấy việc cung ứng thịt lợn chủ yếu theo 03 mô hình như sau:

– Một là, mô hình qua cung ứng các sản phẩm thịt lợn qua kênh phân phối truyền thống qua nhiều khâu trung gian. Lợn hơi từ trang trại, cơ sở chăn nuôi được phân phối qua các đại lý (cấp 1, 2…) đến các lò giết mổ. Đối với các lò mổ tập trung, quy mô lớn, lợn mảnh sau khi pha lóc sẽ được các đại lý mua buôn phân phối đến các cơ sở bán lẻ như chợ, cửa hàng. Đối với các lò mổ nhỏ lẻ, lợn mảnh sau khi pha lóc sẽ bán trực tiếp cho các tiểu thương để bán lẻ tại chợ hoặc bán cho khách hàng mua buôn như bếp ăn tập thể, nhà hàng, cơ sở chế biến. Mô hình này vẫn đang chiếm đa số trong kênh phân phối mặt hàng thịt lợn;

– Hai là, mô hình phân phối chỉ qua một khâu trung gian. Lợn hơi được công ty chế biến, giết mổ mua trực tiếp từ các trang trại, công ty chăn nuôi. Sau khi giết mổ, pha lóc được phân phối trực tiếp tại siêu thị, cửa hàng hoặc đưa đến các khách hàng mua số lượng lớn như trường học, bếp ăn công nghiệp, …

– Ba là, mô hình phân phối trực tiếp, không qua trung gian. Lợn hơi được công ty chăn nuôi giết mổ sau đó trực tiếp phân phối tại các siêu thị, cửa hàng kinh doanh thuộc hệ thống của công ty. Mô hình này hiện chiếm tỷ lệ nhỏ trong chuỗi cung ứng, chủ yếu của doanh nghiệp lớn như Massan Meatlife (hệ thống Vinmart, Vinmart+), C.P (cửa hàng porkshop), Dabaco (siêu thị Dabaco).

3. Đối với khâu chế biến, giết mổ

Theo thông tin, số liệu cung cấp bởi Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, danh sách các cơ sở giết mổ theo cả quy mô công nghiệp và quy mô nhỏ lẻ tại các tỉnh, thành phố tại Việt Nam (bao gồm cả công suất thiết kế và công suất thực tế) được liệt kê chi tiết tại Báo cáo. Theo đó, tổng công suất thiết kế và công suất thực tế bình quân của các cơ sở giết mổ tại Việt Nam lần lượt là 80.910 con/ngày và 36.124 con/ngày.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng các cơ sở giết mổ lợn nhiều, phân bố ở tất cả các khu vực, địa phương trên cả nước và hầu hết là cơ sở giết mổ thủ công có quy mô, công suất giết mổ rất nhỏ, hoạt động theo phương thức giết mổ thuê cho người có lợn, hoặc tự tổ chức giết mổ để bán thịt mảnh hoặc thịt lợn thành phẩm, hoặc kết hợp cả hai phương thức.

Đối với các cơ sở giết mổ có quy mô công nghệ lớn, về tương quan thị phần thì không có doanh nghiệp, tổ chức nào có vị trí thống lĩnh thị trường (cao nhất chỉ chiếm 7% tổng công suất giết mổ theo đầu con của thị trường).

4. Đối với khâu xuất nhập khẩu lợn hơi và các sản phẩm thịt lợn

Căn cứ theo thông tin cung cấp của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và theo số liệu cung cấp của các cơ quan quản lý ngành có liên quan, kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm thịt lợn của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam trong giai đoạn khảo sát được thể hiện như sau:

– Kim ngạch nhập khẩu 2018:

– Kim ngạch nhập khẩu 2019:

– Kim ngạch nhập khẩu 2020:

5. Đối với các hệ thống bán lẻ tại các chuỗi siêu thị và chợ đầu mối

Theo nguồn số liệu của Bộ Công Thương trên các phương tiện thông tin đại chúng cho biết, hiện nay lĩnh vực bán lẻ truyền thống nói chung đối với tất cả các loại mặt hàng (trong đó có thịt lợn) vẫn là kênh phân phối chủ yếu tại Việt Nam, cụ thể tỷ trọng giữa bán lẻ truyền thống và bán lẻ hiện đại tại Việt Nam trong năm 2019 – 2020 như sau:

– Chợ truyền thống:

Nhìn chung thực trạng hệ thống chợ nước ta hiện nay chủ yếu là chợ hạng III (khoảng 87%), số lượng chợ truyền thống và tạp hóa truyền thống Việt Nam hiện vẫn duy trì cao, trên 8000 chợ lớn nhỏ khắp 64 tỉnh thành với ưu thế tập quán kinh doanh nhỏ lẻ, gần khu dân cư đông người, giá cả dễ chịu và có thể trả giá, thực phẩm tươi nóng hơn.

Đối với các Chợ truyền thống, các tổ chức quản lý chợ chỉ thực hiện quản lý và cho thuê mặt bằng để thương nhân kinh doanh mặt hàng gia súc gia cầm (trong đó có thịt lợn), rau củ quả và thuỷ hải sản, chứ không trực tiếp kinh doanh mua bán hàng hóa.

– Hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại:

Phần lớn các siêu thị và trung tâm thương mại chỉ tập trung tại các thành phố lớn và khu vực nội thành; tại các khu vực nông thôn, ngoại thành thì chưa phát triển. Riêng số lượng siêu thị và trung tâm thương mại tại 5 thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ lần lượt chiếm 49,23% và 52,76% so với số lượng siêu thị và trung tâm thương mại cả nước.

6. Kết luận

– Từ kết quả khảo sát nhóm nghiến cứu nhận thấy cấu trúc của các thị trường liên quan nêu trên như sau:

+ Số lượng các tổ chức, cá nhân là thương lái tham gia thu mua lợn hơi rất lớn, trải rộng khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước với đặc thù hoạt động rất linh hoạt và phân tán nhỏ lẻ.

+ Các cơ sở giết mổ cũng vậy, rất nhiều và phân bổ ở tất cả các khu vực tỉnh, thành phố trên cả nước và hầu hết là các cơ sở giết mổ thủ công có quy mô công suất nhỏ, hoạt động theo phương thức giết mổ thuê, hoặc tự tổ chức giết mổ hoặc kết hợp cả 02 phương thức. Đối với các cơ sở có quy mô công nghiệp thì như đã phân tích ở trên, về tương quan thị phần thì không có doanh nghiệp, tổ chức nào có vị trí thống lĩnh thị trường

Thực tế khảo sát cũng cho thấy chi phí giết mổ bao gồm: (i) thuê mặt bằng khoảng 40.000 VNĐ/con; (ii) nhân công khoảng 40.000 VNĐ/con; (iii) kiểm dịch thú y (khoảng 7.000 VNĐ/con); (iv) thuế VAT và chi phí khác như điện, nước… Tổng chi phí giết mổ khoảng từ 120.000 – 130.000 VNĐ/con. Chi phí này hầu như không thay đổi trong thời gian qua.

+ Kết quả khảo sát cho thấy khối lượng, kim ngạch xuất nhập khẩu các sản phẩm thịt lợn trong những năm qua không nhiều (chỉ có biến động tăng mạnh vào cuối năm 2020 vào giai đoạn sau bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu đối với các sản phẩm thịt lợn đông lạnh. Do thói quen và tập quán tiêu dùng, nhu cầu thị trường nên nhiều doanh nghiệp chỉ nhập khẩu thịt lợn đông lạnh khi có đơn đặt hàng trước. Doanh nghiệp nhập khẩu căn cứ vào đơn đặt hàng (mặt hàng, số lượng) để xác định giá vốn. Vì vậy, giá bán ra phụ thuộc chủ yếu vào thị trường và giá nhập khẩu. Thông thường giá bán lẻ được cộng thêm 300-500 VNĐ/kg vào giá thành và giá bán buôn được cộng thêm 100-300 VNĐ/kg.

+ Kết quả khảo sát cho thấy do tập quán, thói quen tiêu dùng thịt lợn nóng và sự phù hợp của kênh bán hàng chợ truyền thống đối với sinh hoạt hàng ngày của người dân nên việc tiêu thụ thịt lợn vẫn chủ yếu thông qua kênh chợ truyền thống, chiếm gần 80%, đặc biệt tại các khu vực xa trung tâm, không phải là các tỉnh, thành phố lớn. Phần còn lại khoảng trên 20% trong đó bao gồm cả các sản phẩm thịt lợn đông lạnh nhập khẩu được bán qua kênh siêu thị, chuỗi cửa hàng. Lượng thịt lợn tiêu thụ qua kênh siêu thị, chuỗi cửa hàng chỉ chiếm một tỉ lệ nhất định, ước tính chỉ khoảng dưới 15%.

Kết quả khảo sát tại các siêu thị, chuỗi cửa hàng cho thấy việc bán các sản phẩm thịt lợn được thực hiện theo hai phương thức:

(i) Nhập các mặt hàng thịt lợn để bán: Theo phương thức này, giá bán được xác định bằng giá nhập hàng cộng thêm chi phí vận hành như thuê mặt bằng, chi phí nhân công, chi phí bán hàng, đóng khay, nhãn mác, chi phí quản lý, tỉ lệ hàng ế… và lợi nhuận khoảng để đưa ra giá bán. Đối với phương thức này, các chuỗi siêu thị đa số đều tham gia vào chương trình bình ổn giá của Sở Tài chính và Sở Công thương các tỉnh, thành phố.

(ii) Bán hàng hưởng chiết khấu: Theo phương thức này, các siêu thị, chuỗi cửa hàng thỏa thuận về việc bày bán các sản phẩm thịt lợn, bán theo giá của nhà cung cấp quy định và hưởng chiết khấu. Các siêu thị, cửa hàng không quyết định giá bán đối với các sản phẩm thịt lợn bán trong siêu thị, cửa hàng.

– Về tác động tăng giá bán các sản phẩm thịt lợn trên thị trường:

+ Giá các mặt hàng thịt lợn trên thị trường được hình thành thông qua nhiều khâu trong chuỗi sản xuất, chăn nuôi lợn hơi đến thu mua, giết mổ và cung ứng bán buôn, bán lẻ thịt mảnh và các sản phẩm thịt lợn trên thị trường.

+ Kết quả khảo sát cho thấy trong chuỗi sản xuất, cung ứng lợn hơi và thịt lợn, thị trường cung ứng lợn hơi có tính tập trung do đã hình thành các tập đoàn doanh nghiệp chăn nuôi lớn. Giá lợn hơi được xác định là cấu thành quan trọng nhất, chiếm trên 50% đến 60% giá thịt lợn thành phẩm, là tác nhân tác động lớn nhất đến việc tăng giá của các mặt hàng thịt lợn trên thị trường. Giá bán lẻ thịt lợn thành phẩm phụ thuộc rất nhiều vào giá lợn hơi.

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương