Như một lẽ tự nhiên, doanh nghiệp nào tồn tại trên thị trường cũng đều tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thông qua quá trình “tự lớn lên” của chính mình; thể hiện bằng những biện pháp như nâng cao năng lực tài chính, cải tiến tổ chức quản lý, phát triển công nghệ mới, thay đổi chiến lược sản xuất kinh doanh…và đôi khi còn có cả việc tìm “vận may” trên thương trường.
Sự lớn lên này của các doanh nghiệp được gọi là tăng trưởng nội sinh của doanh nghiệp và vì thế, không có lý do gì mà công quyền ngăn cản hay cấm đoán sự phát triển của các doanh nghiệp. Vì vậy, bản thân hiện tượng độc quyền (với tính cách là kết quả của sự tăng trưởng nội sinh ở mức cao nhất) là không có tội. Lúc đó, pháp luật chỉ có thể và cần phải tinh tường trong những hiện tượng lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền của doanh nghiệp mà thôi. Chỉ có quá trình độc quyền hóa trái pháp luật mới đáng để quan tâm.
So với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh thì tính chất, mức độ nguy hại của các thỏa thuận, dàn xếp, liên kết nhằm hạn chế cạnh tranh (độc quyền hóa), gây ra hậu quả cho thị trường và xã hội lớn hơn gấp nhiều lần. Pháp luật kiểm soát độc quyền thường đề cập đến ba vấn đề: các các thỏa thuận nhằm hạn chế cạnh tranh, kiểm soát tập trung kinh tế, kiểm soát sự lạm dụng vị thế thống lĩnh thị trường. Như vậy, tập trung kinh tế được coi là một hình thức tiến tới độc quyền hóa kéo theo sự tăng trưởng ngoại sinh của doanh nghiệp. Trên thực tế, sự lớn lên của các doanh nghiệp bằng con đường nội sinh là rất không đáng kể mà chủ yếu thông qua con đường tăng trưởng ngoại sinh (tập trung kinh tế).
Tập trung kinh tế là hiện tượng thuộc về quyền tự do của doanh nghiệp, theo các nguyên lý của kinh tế thị trường mà ở đó quyền tự do khế ước, tự do lập hội…. được pháp luật thừa nhận và đảm bảo thực hiện. Tuy nhiên, tự do suy cho cùng cũng chỉ là “nhận thức quy luật”, hay nói khác đi, tự do nào cũng cần có giới hạn. Tiếng gọi của lợi nhuận nhiều khi đã làm cho các doanh nghiệp sử dụng đến tận cùng những khả năng sẵn có của mình bằng những phương thức chân chính.
Tập trung kinh tế là một xu hướng phát triển tất yếu của tư bản trong kinh tế thị trường. Vì những lý do khác nhau trong nền kinh tế như cạnh tranh gay gắt, nhu cầu áp dụng công nghệ mới, nhu cầu về vốn và sức mạnh tài chính… mà khả năng của từng nhà tư bản riêng rẽ không thể đáp ứng được mà vấn đề tập trung kinh tế luôn diễn ra trên thương trường. Mục tiêu cụ thể của các hình thức khác nhau của tập trung kinh tế suy cho cùng là tạo ra những doanh nghiệp lớn trên cơ sở tập trung sức mạnh của nhiều doanh nghiệp sẵn có trên thương trường. Số lượng của các đối thủ cạnh tranh sẽ giảm đi và vì thế, mức độ “hoàn hảo” trong cạnh tranh cũng bị giảm sút.
Tập trung kinh tế tạo ra nhiều thay đổi trong cơ cấu và tương quan cạnh tranh trên thị trường, cụ thể là:
1. Tập trung kinh tế làm thay đổi số lượng doanh nghiệp hiện có trên thị trường. Sự sáp nhập hoặc hợp nhất giữa các doanh nghiệp đã làm cho các doanh nghiệp bị sáp nhập hoặc hợp nhất chấm dứt tồn tại để chuyển giao toàn bộ năng lực kinh doanh cho một chủ thể duy nhất. Khi đó, cơ cấu cạnh tranh vốn có trên thị trường sẽ thay đổi về mặt cấu trúc – số lượng doanh nghiệp. Sự thay đổi trên có thể tác động đến thị trường theo những xu hướng sau:
(i) các nguồn lực thị trường sẽ được sử dụng tập trung và hiệu quả hơn, tránh tình trạng manh mún, nhỏ lẻ của quá trình kinh doanh. Đương nhiên, khi ấy hiệu quả chung cho xã hội cũng sẽ lớn hơn;
(ii) hình thái thị trường cạnh tranh có thể sẽ thay đổi và chuyển sang mô mình độc quyền nhóm hoặc hình thành các doanh nghiệp có quyền lực thị trường. Sự thay đổi số lượng doanh nghiệp theo phương thức tập trung vốn, thị trường hoặc các nguồn lực kinh tế khác sẽ làm thay đổi cấu trúc doanh nghiệp trên thị trường và hình thành nên những doanh nghiệp đủ lớn để chi phối các yếu tố của quan hệ thị trường.
2. Tập trung kinh tế làm thay đổi tương quan cạnh tranh trên thị trường. Sự tích tụ hoặc liên minh các nguồn lực kinh tế giữa các doanh nghiệp thông qua các biện pháp tập trung kinh tế đã đột ngột làm xuất hiện một doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh là tổng năng lực cạnh tranh của tất cả doanh nghiệp tham gia. Về căn bản, tập trung kinh tế sẽ không trực tiếp làm giảm vị trí cạnh tranh trên thị trường của các doanh nghiệp không tham gia, song chúng lại làm thay đổi quan hệ cạnh tranh giữa họ với doanh nghiệp sau khi tập trung kinh tế so với trước đó. Sự xuất hiện đột ngột một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp có quan hệ sở hữu với nhau đã làm cho tương quan, mức độ và thái độ cạnh tranh trên thị trường thay đổi so với trước khi có hiện tượng tập trung xảy ra.
3. Các lý thuyết về thị trường đôi khi coi sáp nhập, hợp nhất, mua lại và liên doanh như là các biện pháp cơ cấu lại thị trường và chúng có những tác dụng tích cực đối với sự phát triển chung của nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh của quá trình toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra.
Kiểm soát kinh tế đã được coi là một trong những nhiệm vụ cơ bản của pháp luật cạnh tranh hiện đại. Tất cả các quốc gia đang phát triển thị trường đều đặt ra cơ chế phối hợp giữa pháp luật cạnh tranh và pháp luật về doanh nghiệp để kiểm sóat việc tập trung kinh tế. Theo đó, pháp luật về doanh nghiệp sẽ thừa nhận quyền được tập trung kinh tế của doanh nhân, quy định về thủ tục pháp lý để họ thực hiện các họat động sáp nhập, hợp nhất, mua lại và góp vốn để đảm bảo trật tự pháp lý trong kinh doanh. Pháp luật cạnh tranh kiểm soát các hiện tượng tập trung kinh tế có khả năng đe dọa đến trật tự cạnh tranh của thị trường bằng hai cơ chế, là: (1) Cấm đóan các trường hợp tập trung kinh tế làm tổn hại đến tình trạng cạnh tranh; (2) Kiểm sóat các trường hợp có khả năng tổn hại đến cạnh tranh.
Tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) có một số hoạt động M&A nổi bật tại một số quốc gia như sau:
Trung Quốc chứng kiến sự hợp nhất đầu tiên của SAMR Vào tháng 7, SAMR đã chặn một thỏa thuận giữa hai nền tảng phát trực tiếp trò chơi điện tử lớn nhất của đất nước là Huya và DouYu. Tencent (chỉ kiểm soát Huya và đồng kiểm soát DouYu) đã rút lại và điều chỉnh giao dịch để cho phép SAMR có thêm thời gian xem xét, bên cạnh thời gian điều tra vốn đã kéo dài. Nó cũng đưa ra một số vòng cam kết để cố gắng hoàn tất thỏa thuận. Cuối cùng, các biện pháp khắc phục không đủ để giải quyết các mối quan tâm của SAMR.
Đây là lần đầu tiên SAMR phủ quyết một giao dịch kể từ khi họ tiếp nhận các đánh giá kiểm soát sáp nhập vào năm 2018 và là lần thứ ba ở Trung Quốc kể từ khi Luật Chống độc quyền có hiệu lực vào năm 2008. Sẽ rất thú vị khi xem năm 2022 có đưa ra thêm bất kỳ lệnh cấm nào nữa không.
1. Thay đổi cơ chế kiểm soát M&A tại Trung Quốc
Trung Quốc chứng kiến sự hợp nhất đầu tiên của SAMR Vào tháng 7, SAMR đã chặn một thỏa thuận giữa hai nền tảng phát trực tiếp trò chơi điện tử lớn nhất của đất nước là Huya và DouYu. Tencent (chỉ kiểm soát Huya và cùng kiểm soát DouYu) đã rút lại và điều chỉnh giao dịch để cho phép SAMR có thêm thời gian xem xét, bên cạnh thời gian điều tra vốn đã kéo dài. Nó cũng đưa ra một số vòng cam kết để cố gắng hoàn tất thỏa thuận. Cuối cùng, các biện pháp khắc phục không đủ để giải quyết các mối quan tâm của SAMR.
Dự thảo sửa đổi được chờ đợi từ lâu đối với Luật chống độc quyền của Trung Quốc đã được xuất bản vào năm 2021. Các giao dịch trong một số lĩnh vực – sinh kế của người dân, tài chính, công nghệ và truyền thông – được xác định là đang phải đối mặt với các cuộc rà soát sáp nhập tăng cường. Một cơ chế “ngừng hoạt động” cho phép SAMR tạm dừng giai đoạn xem xét trong một số trường hợp nhất định (ví dụ: khi các bên không cung cấp thông tin được yêu cầu) đã được đề xuất. Điều này sẽ mang lại sự linh hoạt rất cần thiết cho quy trình nhưng có thể dẫn đến sự chậm trễ. Các sửa đổi cũng đề xuất tăng đáng kể hình phạt đối với vi phạm các quy tắc, bao gồm cả hành vi nhảy súng. Chúng ta sẽ thảo luận điều này sau trong báo cáo. Chúng tôi hy vọng các sửa đổi sẽ có hiệu lực vào năm 2022.
2. Thay đổi cơ chế kiểm soát M&A tại Úc
Tại Australia, Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Australia (ACCC) đã đề xuất những cải cách lớn, bao gồm chuyển chế độ kiểm soát sáp nhập tự nguyện lâu đời sang quy trình đình chỉ bắt buộc. Nó cũng đề xuất một bài kiểm tra sửa đổi để quyết định xem liệu một vụ sáp nhập có được thông quan hay không, bao gồm một điều khoản mới được coi là cấm giao dịch trong đó một bên hợp nhất đã có sức mạnh thị trường đáng kể và giao dịch đó sẽ có khả năng lôi kéo, gia tăng vật chất hoặc mở rộng thị trường đó một cách vật chất. sức mạnh. Được kết hợp với chế độ dành riêng cho việc mua lại bởi một số nền tảng kỹ thuật số nhất định (xem bên dưới), những đề xuất này, nếu được chính phủ Úc thông qua và thực hiện, sẽ củng cố đáng kể quyền hạn can thiệp của ACCC. Tuy nhiên, tiến độ của các đề xuất còn lâu mới chắc chắn, với cả cuộc bầu cử quốc gia và sự thay đổi lãnh đạo tại ACCC dự kiến vào đầu năm 2022. Chính phủ Úc vẫn chưa đưa ra phản hồi đối với các đề xuất (được ACCC công bố vào tháng 8 năm 2021) và không chắc sẽ làm như vậy trước khi cuộc bầu cử diễn ra.