BVNTD

HƯỚNG DẪN DOANH NGHIỆP TUÂN THỦ PHÁP LUẬT CẠNH TRANH KHI KINH DOANH TRONG THỜI KỲ DỊCH BỆNH COVID-19

14/10/2021

     Trong thời kỳ dịch bệnh Covid – 19, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong duy trì hoạt động kinh doanh và sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Để giải quyết các khó khăn, doanh nghiệp thường có xu hướng triển khai các hoạt động như:
     – Thứ nhất, doanh nghiệp thương lượng với khách hàng để chuyển đổi tiền đặt cọc hoặc tiền thanh toán hợp đồng thành phiếu mua hàng trong tương lai (chính sách voucher). 
     – Thứ hai, doanh nghiệp hợp tác với doanh nghiệp khác để có thể thực hiện hợp đồng đã ký kết với khách hàng.
     – Thứ ba, doanh nghiệp liên hệ với doanh nghiệp khác hoặc hiệp hội thương mại để tìm kiếm giải pháp kinh doanh trong thời kỳ dịch bệnh.
     Để đảm bảo môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng, đồng thời đảm bảo hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Cục CT&BVNTD) lưu ý doanh nghiệp một số vấn đề liên quan đến pháp luật cạnh tranh khi kinh doanh trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 như sau:
     1. Khi doanh nghiệp nắm giữ vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền trên thị trường xây dựng chính sách chuyển đổi tiền đặt cọc hoặc tiền thanh toán hợp đồng thành phiếu mua hàng trong tương lai (chính sách voucher), doanh nghiệp không được lạm dụng sức mạnh vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để thực hiện các hành vi quy định tại Điều 27 Luật Cạnh tranh 2018, đặc biệt là các hành vi quy định tại điểm d, điểm đ khoản 1; điểm b, điểm c khoản 2  Điều 27 Luật Cạnh tranh 2018. 

Điều 27. Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm
1. Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện hành vi sau đây:
a) Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
b) Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
c) Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
d) Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
đ) Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
e) Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác;
g) Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định của luật khác.
2. Doanh nghiệp có vị trí độc quyền thực hiện hành vi sau đây:
a) Hành vi quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này;
b) Áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng;
c) Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng;
d) Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo quy định của luật khác.

     Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền không được thực hiện một số hành vi như sau:
     Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh trên thị trường
     – Áp dụng chính sách voucher trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác.
     – Áp đặt doanh nghiệp khác phải chấp nhận chính sách voucher dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác.
     – Yêu cầu doanh nghiệp khác chấp nhận các điều kiện khác mà không liên quan trực tiếp đến hợp đồng đã ký kết và chính sách voucher mà hai bên đã thỏa thuận dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác.
    ​ Doanh nghiệp có vị trí độc quyền trên thị trường, 
     – Thực hiện các hành vi như với doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh.
     – Áp đặt các quy định bất lợi cho khách hàng trong chính sách voucher.
     – Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết với khách hàng mà không có ký do chính đáng.
     – Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ chính sách voucher đã thỏa thuận với khách hàng mà không có lý do chính đáng.
     2. Khi doanh nghiệp thực hiện hợp tác với doanh nghiệp khác trên thị trường nhằm đối phó với các khó khăn trong thời kỳ dịch bệnh Covid -19, doanh nghiệp không được thực hiện các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm quy định tại Điều 12 Luật Cạnh tranh 2018. 
     Tuy nhiên, đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 bị cấm theo quy định tại Điều 12 của Luật Cạnh tranh 2018 được miễn trừ có thời hạn nếu có lợi cho người tiêu dùng và đáp ứng một trong các điều kiện nhất định.

Điều 11. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
1. Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
2. Thỏa thuận phân chia khách hàng, phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
3. Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
4. Thỏa thuận để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu khi tham gia đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
5. Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh.
6. Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên tham gia thỏa thuận.
7. Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư.
8. Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.
9. Thỏa thuận không giao dịch với các bên không tham gia thỏa thuận.
10. Thỏa thuận hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ của các bên không tham gia thỏa thuận.
11. Thỏa thuận khác gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.
Điều 12. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
1. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 11 của Luật này.
2. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 11 của Luật này.
3. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan quy định tại các khoản 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 của Luật này khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.
4. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 của Luật này khi thỏa thuận đó gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.
Điều 14. Miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
1. Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 7, 8, 9, 10 và 11 Điều 11 bị cấm theo quy định tại Điều 12 của Luật này được miễn trừ có thời hạn nếu có lợi cho người tiêu dùng và đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Tác động thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ;
b) Tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế;
c) Thúc đẩy việc áp dụng thống nhất tiêu chuẩn chất lượng, định mức kỹ thuật của chủng loại sản phẩm;
d) Thống nhất các điều kiện thực hiện hợp đồng, giao hàng, thanh toán nhưng không liên quan đến giá và các yếu tố của giá.
2. Thỏa thuận lao động, thỏa thuận hợp tác trong các ngành, lĩnh vực đặc thù được thực hiện theo quy định của luật khác thì thực hiện theo quy định của luật đó.

     Doanh nghiệp vi phạm LCT 2018 khi doanh nghiệp thực hiện các thỏa thuận, hợp tác như sau:
     – Thỏa thuận với các doanh nghiệp cùng kinh doanh sản phẩm, dịch vụ tương tự trên thị trường để ấn định giá hàng hóa, dịch vụ; phân chia khách hàng, thị trường tiêu thụ; kiểm soát sản lượng nhằm đối phó các khó khăn do tình hình dịch bệnh Covid-19. 
      – Thỏa thuận với các doanh nghiệp khác để thông đồng đấu thầu trong việc cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
      – Thỏa thuận với doanh nghiệp khác các chính sách ngăn cản, kìm hãm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác và thậm chí loại bỏ doanh nghiệp khác ra khỏi thị trường.
      – Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khác có tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể theo quy định pháp luật cạnh tranh.
      3. Khi doanh nghiệp nhận được các đề xuất, giải pháp nhằm đối phó với tình hình dịch bệnh Covid -19 từ các doanh nghiệp khác hoặc hiệp hội thương mại, doanh nghiệp rà soát nội dung kỹ lưỡng, đảm bảo tuân thủ pháp luật cạnh tranh, từ đó giúp doanh nghiệp hạn chế các rủi ro và tổn thất pháp lý khi hợp tác.
      Một hành vi được coi là vi phạm pháp luật cạnh tranh khi hành vi đó đủ cấu thành vi phạm được quy định tại Luật Cạnh tranh 2018. Do vậy, việc đánh giá hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh thay đổi tùy theo hoàn cảnh và trường hợp nhất định. 
Tuy nhiên, trong mọi hoàn cảnh, doanh nghiệp không phản hồi lại những đề xuất có nội dung như:
      – Doanh nghiệp khác sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ tương tự đề xuất với doanh nghiệp đồng ý một mức giá nhất định để giảm thiểu các chi phí phát sinh từ dịch bệnh Covid-19.
      – Doanh nghiệp khác sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ tương tự đề xuất với doanh nghiệp đồng ý phân chia thị trường, khách hàng để đạt hiệu quả kinh doanh trong tình hình dịch bệnh Covid-19.
Ngoài ra, Cục CT&BVNTD cung cấp cho doanh nghiệp một số dấu hiệu có thể vi phạm pháp luật cạnh tranh nhưng cần thêm các yếu tố khác để đánh giá như:
      – Nhà cung cấp yêu cầu doanh nghiệp không được bán dưới một mức giá nhất định nhằm đảm bảo các rủi ro phát sinh từ dịch bệnh Covid-19.
      – Doanh nghiệp phân phối yêu cầu doanh nghiệp sản xuất không được cung cấp hàng hóa cho một số doanh nghiệp nhất định nhằm đảm bảo nguồn cung cho doanh nghiệp. 
      Trường hợp doanh nghiệp nhận phát hiện các hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh , đề nghị doanh nghiệp cung cấp thông tin tới Cục CT&BVNTD theo địa chỉ như sau:

                                      

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương