Định nghĩa kế hoạch điều tra vụ việc cạnh tranh
Kế hoạch điều tra vụ việc cạnh tranh là hệ thống các phương án kết hợp các biện pháp, phương tiện và lực lượng để giải quyết các nhiệm vụ, đạt được các mục đích xác định theo trình tự thơì gian trong quá trình điều tra vụ việc cạnh tranh.
Lập kế hoạch điều tra vụ việc cạnh tranh là một biện pháp tổ chức hoạt động điều tra vụ việc cạnh tranh, trong đó chủ thể điều tra vụ việc cạnh tranh dựa trên chứng cứ và các thông tin khác đã thu thập được xác định mục đích, nhiệm vụ, phương án kết hợp biện pháp, phương tiện và lực lượng để giải quyết các nhiệm vụ điều tra nhằm làm rõ vụ việc trong thời gian nhanh nhất với những hao phí các nguồn lực thấp nhất. Trong điều tra vụ việc cạnh tranh, kế hoạch điều tra bao gồm:
Kế hoạch điều tra toàn bộ vụ việc: là phương án được xây dựng và triển khai nhằm đến mục tiêu làm rõ toàn bộ các vấn đề phải chứng minh trong vụ việc cạnh tranh.
Kế hoạch điều tra bộ phận: là phương án được xây dựng và triển khai nhiệm vụ điều tra được phân công cho một bộ phận điều tra viên đã được xác định trong kế hoạch điều tra toàn bộ.
Kế hoạch tiến hành các hoạt động điều tra cụ thể: là phương án triển khai một nhiệm vụ điều tra cụ thể do điều tra viên vụ việc cạnh tranh lập và triển khai để thực hiện nhiệm vụ được phân công.
Kế hoạch điều tra được lập là bởi vì:
Hoạt động điều tra vụ việc cạnh tranh là phức tạp, cần có sự tính toán kỹ lưỡng từng đường đi, nước bước.
Tăng khả năng tư duy hệ thống, phối hợp tốt các nguồn lực, phối hợp có hiệu quả các bộ phận tham gia vào cuộc điều tra.
– Tạo sự chủ động đối phó trước những tình huống xảy ra trong quá trình điều tra.
– Là cơ sở để kiểm tra, đôn đốc quá trình thực hiện, quản lý hoạt động điều tra của các điều tra viên.
Quá trình lập và thực hiện kế hoạch điều tra vụ việc cạnh tranh
Quá trình lập và triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra sau thông quan được thực hiện qua các bước được mô phỏng trong sơ đồ dưới đây:
Quá trình lập và triển khai kế hoạch xác minh có hiệu quả cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Xác định rõ mục tiêu và kết quả cần đạt được
Trong điều tra vụ việc cạnh tranh, mục đích cuối cùng là làm rõ sự thật của vụ việc cạnh tranh. Tuy nhiên để đạt được mục đích đó, hàng loạt các mục tiêu cụ thể được đặt ra để giải quyết. Các mục tiêu đó chính là chứng minh, kiểm tra các giả thuyết điều tra nếu đó là kế hoạch điều tra cả vụ việc. Để kiểm tra các giả thuyết điều tra chúng ta cần có thông tin và các chứng cứ. Vì vậy, khi tiến hành bất kỳ hoạt động điều tra nào, chúng ta cần cố gắng xác định càng cụ thể tài liệu, thông tin nào chúng ta cần đoạt được càng tốt. Nếu không thật chắc chắn, chúng ta nên xác định mục tiêu rộng hơn cái chúng ta cần.
Kế hoạch phải do chính những người thực hiện xây dựng
Kế hoạch kiểm tra toàn vụ việc phải do người được phân công “thụ lý” chịu trách nhiệm soạn ra với sự tham khảo ý kiến của người chỉ đạo cũng như tất cả các thành viên tham gia xử lý vụ việc. Quá trình xây dựng các giả thuyết cũng là quá trình các thành viên có liên quan sẽ đưa ra những phương án để xử lý. Lúc này một người thư ký có nhiệm vụ ghi lại để người thụ lý tham khảo khi xây dựng kế hoạch.
Khi được phân công một phần việc nào đó, người được phân công lập kế hoạch cho phần việc đó có thể tham khảo ý kiến của người chỉ đạo, điều tra viên thụ lý chính để hoàn thiện kế hoạch của mình. Lập kế hoạch là việc chi tiết các mục tiêu và chuyển chúng vào các bản kế hoạch. Các mục tiêu chi tiết đó chính là những công việc mà chủ thể điều tra cần thực hiện. Đồng thời kế hoạch phải thể hiện một lịch trình chi tiết những công việc cần làm và phương pháp thực hiện công việc đó để đạt được một mục tiêu đã đề ra.
Kế hoạch cần thể hiện dưới dạng văn bản
Đối với kế hoạch xác minh toàn vụ việc, kế hoạch thực hiện 1 hướng xác minh lớn, việc thể hiện dưới dạng văn bản là yêu cầu bắt buộc. Đối với những kế hoạch thực hiện những nhiệm vụ cụ thể thì không nhất thiết phải thể hiện dưới dạng một bản trình bày mà điều tra viên có thể ghi chép vào sổ tay của mình.
Xác định rõ mục tiêu và kết quả cần đạt được
Trong điều tra vụ việc cạnh tranh, mục đích cuối cùng là làm rõ sự thật của vụ việc cạnh tranh. Tuy nhiên để đạt được mục đích đó, hàng loạt các mục tiêu cụ thể được đặt ra để giải quyết. Các mục tiêu đó chính là chứng minh, kiểm tra các giả thuyết điều tra nếu đó là kế hoạch điều tra cả vụ việc. Để kiểm tra các giả thuyết điều tra chúng ta cần có thông tin và các chứng cứ. Vì vậy, khi tiến hành bất kỳ hoạt động điều tra nào, chúng ta cần cố gắng xác định càng cụ thể tài liệu, thông tin nào chúng ta cần đoạt được càng tốt. Nếu không thật chắc chắn, chúng ta nên xác định mục tiêu rộng hơn cái chúng ta cần.
Kế hoạch phải do chính những người thực hiện xây dựng
Kế hoạch kiểm tra toàn vụ việc phải do người được phân công “thụ lý” chịu trách nhiệm soạn ra với sự tham khảo ý kiến của người chỉ đạo cũng như tất cả các thành viên tham gia xử lý vụ việc. Quá trình xây dựng các giả thuyết cũng là quá trình các thành viên có liên quan sẽ đưa ra những phương án để xử lý. Lúc này một người thư ký có nhiệm vụ ghi lại để người thụ lý tham khảo khi xây dựng kế hoạch.
Khi được phân công một phần việc nào đó, người được phân công lập kế hoạch cho phần việc đó có thể tham khảo ý kiến của người chỉ đạo, điều tra viên thụ lý chính để hoàn thiện kế hoạch của mình. Lập kế hoạch là việc chi tiết các mục tiêu và chuyển chúng vào các bản kế hoạch. Các mục tiêu chi tiết đó chính là những công việc mà chủ thể điều tra cần thực hiện. Đồng thời kế hoạch phải thể hiện một lịch trình chi tiết những công việc cần làm và phương pháp thực hiện công việc đó để đạt được một mục tiêu đã đề ra.
Nội dung của kế hoạch gồm 6 điểm:
Kế hoạch cần thể hiện dưới dạng văn bản
Đối với kế hoạch xác minh toàn vụ việc, kế hoạch thực hiện 1 hướng xác minh lớn, việc thể hiện dưới dạng văn bản là yêu cầu bắt buộc. Đối với những kế hoạch thực hiện những nhiệm vụ cụ thể thì không nhất thiết phải thể hiện dưới dạng một bản trình bày mà điều tra viên có thể ghi chép vào sổ tay của mình.
Nội dung của kế hoạch gồm 6 điểm:
Thông tin: Những thông tin có liên quan đến nội dung kế hoạch phải thực hiện;
Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu hoặc kết quả phải đạt được; Các tiêu chí đánh giá hiệu quả.
Nội dung: Trình bày cụ thể các công việc cần phải tiến hành, phương pháp (nếu có thể) thực hiện, nơi triển khai thực hiện;
Thời hạn: Nêu rõ thời gian bắt đầu, đặc biệt thời gian kết thúc để đảm bảo sự phù hợp giữa các nội dung thực hiện;
Người thực hiện: Nêu rõ người chịu trách nhiệm từng phần việc
Dự liệu: thể hiện rõ những bất chắc, cơ hội và đề ra được phương án xử lý phù hợp.
Có 02 biểu mẫu có thể tham khảo xây dựng kế hoạch điều tra vụ việc cạnh tranh.
Mẫu Kế hoạch điều tra: Mẫu này dùng cho việc lập kế hoạch điều tra tổng thể hoặc kế hoạch điều tra bộ phận.
Mẫu Báo cáo và đề xuất: Dùng cho lập các kế hoạch tiến hành các bước, hoạt động cụ thể hoặc là văn bản để đề xuất kế hoạch điều tra.
Truyền đạt kế hoạch
Kế hoạch phải được truyền đạt lại cho những người có liên quan trong Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh. Tuỳ tính chất quan trọng của nội dung kế hoạch, số lượng người tham gia điều tra mà kế hoạch đó có thể được truyền đạt đến người chỉ đạo cuộc điều tra hoặc/và những thành viên tham gia nhóm điều tra. Tất nhiên, đối với những công việc nhỏ, chi tiết, nếu anh/chị có lập kế hoạch thì đó làm việc của riêng anh/chị và anh/chị không cần truyền đạt kế hoạch đó với ai nhưng có thể tham khảo ý kiến của các thành viên khác trong nhóm điều tra. Khi truyền đạt kế hoạch, điều tra viên cần lưu ý:
Truyền đạt kế hoạch điều tra là một quá trình hai chiều với ngụ ý rằng thông tin được truyền tải theo cả hai hướng: NGHE và NÓI, trong đó kỹ năng lắng NGHE là rất quan trọng.
Người truyền đạt phải luôn chú ý NGHE để xác định người được truyền đạt đã:
Nắm được những gì về vụ việc đang được điều tra và tiến trình điều tra vụ việc;
Chắc chắn nắm được mục đích, yêu cầu của công việc hay chưa;
Những đề đạt điều chỉnh cách thức tiến hành cũng như những vấn đề khác có ý nghĩa cho việc điều tra, có thể xem xét làm cơ sở điều chỉnh kếhoạch;
Định rõ công việc phải làm, khả năng thực hiện, những hỗ trợ cần có và sự quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
Sau khi kế hoạch được truyền đạt, anh/chị có thể cân nhắc các ý kiến khác nhau để xác định lại mục tiêu, điều chỉnh, bổ sung nội dung các công việc, phân công lại nhiệm vụ, xác định lại phương tiện cần thiết hỗ trợ, định lại thời gian, xác lập lại quản hệ kiểm soát… để hoàn thiện bản kế hoạch.
Kiểm soát việc thực hiện kế hoạch
Khi một kế hoạch điều tra vụ việc cạnh tranh được thực hiện, người chỉ đạo điều tra và điều tra viên thụ lý chính (chủ thể kiểm soát) phải nắm được toàn bộ quá trình đó để thúc đẩy, điều chỉnh lại kế hoạch cho phù hợp. Việc kiểm soát thực hiện kế hoạch nhất thiết phải giải quyết được 4 vấn đề cơ bản sau đây:
Xây dựng chuẩn mực về kết quả công việc:
Để đánh giá một công việc được thực hiện thành công hay không chúng ta cần có một chuẩn mực rõ ràng để so sánh. Tuy nhiên, chuẩn mực để đánh giá hiệu quả các công việc trong quá trình điều tra vụ việc cạnh tranh rất khó xác định bởi nó không thể dễ dàng lượng hoá bằng những con số cụ thể. Thế nên, chỉ nên cố gắng đưa ra một hệ chuẩn mực sao cho càng rõ ràng càng tốt, lượng hoá được càng nhiều càng tốt, chứ không thể đòi hỏi một hệ chuẩn mực bất, di bất dịch.
Thu thập dữ liệu để đo lường tiến độ:
Người kiểm soát thực hiện kế hoạch nhất thiết phải có được thông tin về kết quả thực hiện các nhiệm vụ được đề ra trong kế hoạch.
Để thu thập thông tin phục vụ kiểm soát quá trình thực hiện kế hoạch điều tra cần áp dụng nhiều hình thức khác nhau:
Báo cáo: Yêu cầu người thực hiện phải báo cáo bằng hình thức phù hợp về quá trình và kết quả thực hiện các công việc được giao. Nghĩa vụ báo cáo của người được giao nhiệm vụ trong điều tra cần được xác lập bằng nội quy công tác được Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh ban hành. Trong các bản kế hoạch cũng chỉ rõ trách nhiệm báo cáo tiến trình thực hiện từng nhiệm vụ, định rõ: Ai phải báo cáo? Báo cáo cho ai? Báo cáo những gì? Khi nào báo cáo? Báo cáo miệng hay bằng văn bản? (nếu có thể hãy thiết kế các mẫu báo cáo bằng văn bản)…
– Họp: Để thu thập thông tin kiểm soát việc thực hiện kế hoạch, chủ thể kiểm soát có thể tổ chức các cuộc họp theo định kỳ hoặc đột xuất để nghe những người thực hiện báo cáo về quá trình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ điều tra được giao.
“Đi cùng công việc”: Người kiểm soát có thể thông qua tiếp xúc hàng ngày hoặc tham gia vào một số công việc nhất định để nắm thông tin. Bằng cách này, người kiểm soát có thể:
Trực tiếp nắm được tiến trình và kết quả thực hiện;
Đưa ra các hướng dẫn hỗ trợ bằng kiến thức và kinh nghiệm của mình;
Phát hiện những vấn đề hoặc ý tưởng mới từ người thực hiện;
Kịp thời đưa ra những điều chỉnh nhỏ vào quá trình thực hiện.
So sánh kết quả với chuẩn mực và mục tiêu:
Việc so sánh sẽ càng dễ dàng nếu: mục tiêu các công việc được xác định rõ; tiêu chuẩn đánh giá đước đưa ra rõ ràng; thông tin đo lường được thu thập và đánh giá chính xác.
Việc đánh giá cần được điều tra viên thụ lý chính tiến hành một cách thường xuyên. Nhưng những lầm đánh giá toàn diện (sơ kết, tổng kết) phải được tổ chức vào những thời điểm phù hợp. Kết quả của việc so sánh là phải đưa ra được những kết luận về những công việc đã được vạch ra: Hoàn thành chưa? Chất lượng thông tin tốt không? Có được thực hiện không? Có thực hiện được không? Có vướng mắc gì?…
Điều chỉnh kế hoạch:
Dựa trên kết quả so sánh, đo lường, chủ thể kiểm soát phải tìm hiểu nguyên nhân của những của những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện kế hoạch. Người kiểm soát có thể xem xét: tính khả thi của giả thuyết và nhiệm vụ đã đưa ra; năng lực, sự nỗ lực của người được phân công phụ trách và tham gia điều tra; phương pháp, biện pháp tiến hành, phương tiện và điều kiện vật chất; yếu tố chỉ đạo, điều phối. Trên cơ sở xác định được nguyên nhân, người kiểm soát đưa ra các điều chỉnh thích hợp trong kế hoạch điều tra vụ việc cạnh tranh.