BVNTD

Kế hoạch điều tra vụ việc vi phạm về tập trung kinh tế

22/05/2024

Các hình thức tập trung kinh tế được quy định tại Điều 29 Luật Cạnh tranh 2018 như sau:

Tập trung kinh tế bao gồm các hình thức sau đây:

Sáp nhập doanh nghiệp;

Hợp nhất doanh nghiệp;

Mua lại doanh nghiệp;

Liên doanh giữa các doanh nghiệp;

Các hình thức tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.

         Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.

         Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.

Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại.

Liên doanh giữa các doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới.

Xác định đối tượng chứng minh và chứng cứ

Để nghiên cứu về đối tượng chứng minh và chứng cứ trong điều tra vụ việc tập trung kinh tế, chúng ta cùng xem xét tình huống sau:

          Những vấn đề cần chứng minh trong vụ việc tập trung kinh tế

Nhóm các vấn đề xác định chủ thể tập trung kinh tế: Doanh nghiệp nào đã tham gia tập trung kinh tế? Vai trò của từng doanh nghiệp trong vụ việc tập trung kinh tế: doanh nghiệp nào bị sáp nhập, doanh nghiệp nào sáp nhập? doanh nghiệp nào tham gia hợp nhất và doanh nghiệp nào được hình thành sau khi hợp nhất? doanh nghiệp mua lại và doanh nghiệp nào bị mua lại? những doanh nghiệp nào tham gia liên doanh và doanh nghiệp nào được hình thành sau khi liên doanh? Các chủ thể tham gia tập trung kinh tế có thuộc trường hợp liên quan đến ngưỡng thông báo tập trung kinh tế không?

Nhóm vấn đề về hành vi tập trung kinh tế, bao gồm:

(2.1) Những vấn đề chứng minh chung về hành vi: Việc tập trung kinh tế đã diễn ra hay chưa? Nếu có thì được thực hiện khi nào? Quá trình tập trung kinh tế đã được thực hiện trên thực tế như thế nào? Doanh nghiệp tập trung kinh tế đã thực hiện thủ tục pháp lý về đăng ký kinh doanh chưa? Nội dung đăng ký, bổ sung, sửa đổi đăng ký kinh doanh là gì?

(2.2) Những vấn đề cần chứng minh về hình thức tập trung kinh tế: Hình thức tập trung kinh tế nào đã được thực hiện? Với mỗi hình thức tập trung kinh tế cần làm rõ các vấn đề để “định danh” chính xác hình thức đó. Cụ thể:

       Sáp nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp/các doanh nghiệp bị sáp nhập có chấm dứt tồn tại và hoạt động kinh doanh hay không? Có doanh nghiệp sáp nhập có sự thay đổi về tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp không? Tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp tại doanh nghiệp sáp nhập có phải được chuyển từ doanh nghiệp/các doanh nghiệp bị sáp nhập không?

Hợp nhất doanh nghiệp: Các doanh nghiệp bị hợp nhất có chấm dứt tồn tại và hoạt động kinh doanh hay không? Doanh nghiệp hợp nhất của phải là doanh nghiệp mới hay không? Doanh nghiệp hợp nhất có phải hình thành từ việc chuyển tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp từ các doanh nghiệp bị hợp nhất không?

       Mua lại doanh nghiệp: Doanh nghiệp mua lại và doanh nghiệp bị mua lại có tiếp tục tồn tại hay không? Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp đi mua và cơ cấu vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bị mua lại có thay đổi hay không? Sự thay đổi đó có tương ứng với nhau hay không? Doanh nghiệp đi mua đã mua lại vốn góp, tài sản cụ thể nào của doanh nghiệp bị mua lại? Giá trị vốn góp và tài sản trong giao dịch mua lại doanh nghiệp là bao nhiêu? Là toàn bộ hay một phần của doanh nghiệp bị mua lại? Có sự tham gia của đại diện doanh nghiệp mua lại trong tổ chức của doanh nghiệp bị mua lại không? Điều lệ doanh nghiệp bị mua lại có sự thay đổi, quy định thêm thẩm quyền của đại diện doanh nghiệp mua lại không? Nội dung quyền của đại diện doanh nghiệp mua lại trong kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại như thế nào?

       Liên doanh giữa các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp có tiếp tục tồn tại sau khi diễn ra việc liên doanh không? Có hình thành doanh nghiệp mới là doanh nghiệp liên doanh không? Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp liên doanh như thế nào? Tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp liên doanh có phải hình thành từ sự đóng góp của các doanh nghiệp tham gia liên doanh không? Có sự hiện diện của đại diện các bên tham gia liên doanh trong hệ thống quản trị, điều hành doanh nghiệp liên doanh không?

(2.3) Những vấn đề cần chứng minh về hành vi vi phạm: Hành vi vi phạm là hành vi nào? Hành vi đó được mô tả trong tại khoản nào của Điều 44 Luật Cạnh tranh 2018? Mỗi hành vi khi được xác định cần làm rõ như sau:

Không thực hiện thông báo tập trung kinh tế theo quy định của Luật Cạnh tranh (44.1): Nếu điều kiện về ngưỡng chủ thể [đã nêu ở (1)] thỏa mãn thì cần làm rõ giá trị giao dịch tập trung kinh tế là bao nhiêu? Doanh nghiệp tập trung kinh tế có gửi hồ sơ thông báo đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia không? Việc gửi hồ sơ diễn ra trước hay sau khi thực hiện tập trung kinh tế? Quá trình tiếp nhận hồ sơ diễn ra như thế nào? Hồ sơ thông báo có bị yêu cầu sửa đổi, bổ sung không? Hồ sơ thông báo có bị trả lại không? Tập trung kinh tế có được thực hiện khi hồ sơ thông báo bị trả lại không?

       Thực hiện tập trung kinh tế khi chưa có thông báo kết quả thẩm định sơ bộ của

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (44.2): Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã có văn bản tiếp nhận hồ sơ thông báo tập trung kinh tế chưa? Thời hạn cụ thể (ngày bắt đầu, ngày kết thúc) cho việc thẩm định sơ bộ như thế nào? Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã ban hành thông báo kết quả thẩm định sơ bộ chưa? Thông báo đó có đúng quy định về thời hạn thẩm định sơ bộ không? Hành vi tập trung kinh tế có được thực hiện trước ngày Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra thông báo kết quả thẩm định sơ bộ hoặc khi hết thời hạn thẩm định sơ bộ không?

Thực hiện tập trung kinh tế trong trường hợp phải thẩm định chính thức khi chưa có quyết định về việc tập trung kinh tế của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia 44.3): Thông báo kết quả thẩm định sơ bộ có thể hiện hồ sơ tập trung kinh tế phải thẩm định chính thức không? Thời hạn cụ thể (ngày bắt đầu, ngày kết thúc) cho việc thẩm định chính thức như thế nào? Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có gian hạn thời gian thẩm định chính thức không? Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã ban hành kết luận về việc tập trung kinh tế chưa? Việc tập trung kinh tế có được thực hiện trước hay sau ngày Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành quyết định về việc tập trung kinh tế?

Thực hiện tập trung kinh tế trong trường hợp được Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu phải thực hiện các điều kiện mà thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ điều kiện đó (44.4): Thông báo kết quả thẩm định sơ bộ có thể hiện hồ sơ tập trung kinh tế phải thẩm định chính thức không? Kết luận của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có yêu cầu thực hiện các điều kiện tập trung kinh tế không? Nội dung cụ thể của điều kiện hoặc các điều kiện đó là gì? Những điều kiện nào đã được doanh nghiệp tập trung kinh tế thực hiện? Những điều kiện nào doanh nghiệp tập trung kinh tế chưa thực hiện? Quá trình xử lý việc không thực hiện đầy đủ các yêu cầu tập trung kinh tế đã diễn ra như thế nào?

Thực hiện tập trung kinh tế trong khi theo quyết định về việc tập trung kinh tế của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã xác định tập trung kinh tế đó là bị cấm (44.5): Thông báo kết quả thẩm định sơ bộ có thể hiện hồ sơ tập trung kinh tế phải thẩm định chính thức không? Kết luận của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có nêu tập trung kinh tế là bị cấm không? Việc tập trung kinh tế có xảy ra sau khi có quyết định cấm tập trung kinh tế của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia không?

       Thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam (44.6): với hành vi này, ngoài việc chứng minh tập trung kinh tế đã được thực hiện thì nội dung chủ yếu là đánh giá hậu quả gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.

           Nhóm vấn đề về hậu quả: Việc chứng minh hậu quả chỉ cần thực hiện đối với hành vi quy định tại khoản 6 Điều 44. Nội dung này được nghiên cứu cụ thể ở phần sau.

           Các tình tiết xác định trách nhiệm và nguyên nhân, điều kiện của vi phạm: xác định tương tự trường hợp thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

Từ những nội dung đã nghiên cứu ở trên, có thể xác định chứng cứ cho từng vấn đề cần chứng minh như sau:

Đối tượng chứng minh

Nguồn chứng cứ

 

 

 

Những vấn đề về chủ thể tập trung kinh tế

 

– Doanh nghiệp nào tham gia tập trung

 

Giấy chứng nhận doanh nghiệp của các

kinh tế?

 

doanh nghiệp tham gia tập trung kinh

– Vai trò của từng doanh nghiệp trong

 

tế;

tập trung kinh tế?

 

Tài liệu giao dịch, đàm phán về tập

 

 

trung kinh tế; Hợp đồng tập trung kinh

 

 

tế;  Nghị  quyết,  quyết  định  của  các

 

 

doanh nghiệp tham gia tập trung kinh

 

 

tế về việc tập trung kinh tế;

 

 

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

 

 

hoặc Giấy xác nhận việc thay đổi nội

 

 

dung đăng ký kinh doanh.

 

Ngưỡng về chủ thể thông báo tậpBáo cáo tài chính năm trước khi tập

 

 

trung kinh tế?

 

trung kinh tế của doanh nghiệp tham

 

 

 

 

 

 

gia  tập  trung  kinh  tế  và  các  doanh

 

 

 

 

 

 

nghiệp doanh nghiệp liên kết mà doanh

 

 

 

 

 

 

nghiệp đó là thành viên;

 

 

 

 

 

 

Báo cáo kết quả kinh doanh năm trước

 

 

 

 

 

 

khi tập trung kinh tế của doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

tham gia tập trung kinh tế và các doanh

 

 

 

 

 

 

nghiệp doanh nghiệp liên kết mà doanh

 

 

 

 

 

 

nghiệp đó là thành viên;

 

 

 

 

 

 

Báo cáo phân tích thị phần kết hợp tcủa

 

 

 

 

 

 

các doanh nghiệp tham gia tập trung

 

 

 

 

 

 

kinh tế trên thị trường liên quan trước

 

 

 

 

 

 

năm tập trung kinh tế.

 

 

 

 

2. Hành vi vi phạm về tập trung kinh

 

 

 

 

 

 

tế

 

 

 

 

 

 

2.1. Những vấn đề chung:

 

Tài liệu giao dịch, đàm phán về tập

 

 

 

 

– Việc tập trung kinh tế đã xảy ra chưa?

 

trung kinh tế; Hợp đồng tập trung kinh

 

 

 

 

– Quá trình tập trung kinh tế?

 

tế;  Nghị  quyết,  quyết  định  của  các

 

 

 

 

 

 

doanh nghiệp tham gia tập trung kinh

 

 

 

 

– Thủ tục đăng ký kinh doanh?

 

 

 

 

 

 

 

tế về việc tập trung kinh tế;

 

 

 

 

– Nội dung đăng ký, sửa đổi, bổ sung

 

 

 

 

 

đăng ký kinh doanh?

 

Hồ sơ đăng ký kinh doanh; Giấy chứng

 

 

 

 

 

 

nhận doanh nghiệp hoặc Giấy xác nhận

 

 

 

 

 

 

việc thay đổi nội dung đăng ký kinh

 

 

 

 

 

 

doanh.

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2. Hình thức tập trung kinh tế:

 

 

 

– Sáp nhập doanh nghiệp:

 

 

 

+Sự chấm dứt tồn tại và hoạt động kinh

Hệ thống dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc

 

 

doanh của doanh nghiệp bị sáp nhập;

gia  về  đăng  ký  doanh  nghiệp;  Xác

 

 

 

nhận của cơ quan đăng ký kinh doanh;

 

 

 

Biên bản họp, nghị quyết, quyết định

 

 

 

của doanh nghiệp bị sáp nhập;

 

 

 

Hợp đồng sáp nhập;

 

 

 

Thông báo gửi chủ nợ, người lao động

 

 

 

về việc sáp nhập.

 

 

+ Sự thay đổi tài sản, quyền, nghĩa vụ

Báo cáo tài chính tại thời điểm trước

 

 

và lợi ích kinh tế của doanh nghiệp

và sau khi sáp nhập;

 

 

sáp nhập;

 

 

 

+ Sự dịch chuyển tài sản, quyền, nghĩa

Hợp đồng  sáp nhập;  Biên bản họp,

 

 

vụ  và  lợi  ích  hợp  pháp  từ  doanh

nghị  quyết,  quyết  định  của  doanh

 

 

nghiệp  bị  sáp  nhập  sang  doanh

nghiệp nhận sáp nhập; Điều lệ doanh

 

 

nghiệp sáp nhập.

nghiệp sáp nhập sau khi sáp nhập.

 

 

 

Biên bàn bàn giao tài sản, tài liệu, hồ

 

 

 

sơ giữa đơn vị bị sáp nhập và doanh

 

 

 

nghiệp nhận sáp nhập.

 

 

– Hợp nhất doanh nghiệp:

 

 

 

+Sự chấm dứt tồn tại và hoạt động kinh

Hệ thống dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc

 

 

doanh của các doanh nghiệp bị hợp

gia  về  đăng  ký  doanh  nghiệp;  Xác

 

 

nhất;

nhận của cơ quan đăng ký kinh doanh;

 

 

 

Hợp đồng hợp nhất; biên bản thành

 

 

 

viên, chủ sở hữu, cổ đông của doanh

 

 

 

nghiệp bị hợp nhất về việc hợp nhất;

 

 

 

Thông báo về việc hợp nhất gửi đến

 

 

 

các chủ nợ và người lao động.

 

 

+Sự xuất hiện của doanh nghiệp hợp

Hệ thống dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc

 

 

nhất là doanh nghiệp mới;

gia  về  đăng  ký  doanh  nghiệp;  Xác

 

 

 

nhận của cơ quan đăng ký kinh doanh;

 

 

 

Hồ  sơ  đăng  ký  kinh  doanh  doanh

 

 

 

nghiệp mới; Điều lệ doanh nghiệp mới;

 

 

 

Biên bản họp về việc thông qua điều

 

 

 

lệ, bầu các chức danh.

 

 

+ Sự dịch chuyển tài sản, quyền, nghĩa

Báo  cáo  tài  chính  của  các  doanh

 

 

vụ và lợi ích hợp pháp từ các doanh

nghiệp bị hợp nhất đến trước thời điểm

 

 

nghiệp  bị  hợp  nhất  sang  doanh

hợp nhất; Báo cáo tài chính của doanh

 

 

nghiệp hợp nhất.

nghiệp hợp nhất tại thời điểm hợp nhất;

 

 

 

 

 

 

 

Biên bản giao nhận hồ sơ, tài liệu giữa

 

 

 

đơn vị cũ và mới.

 

 

– Mua lại doanh nghiệp:

 

 

 

+Sự tồn tại của doanh nghiệp mua lại

Hệ thống dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc

 

 

và doanh nghiệp bị mua lại;

gia  về  đăng  ký  doanh  nghiệp;  Xác

 

 

 

nhận của cơ quan đăng ký kinh doanh.

 

 

+Sự thay đổi cơ cấu tài sản tại doanh

Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp

 

 

nghiệp mua lại;

mua lại tại thời điểm trước và sau khi

 

 

+Sự thay đổi cơ cấu vốn chủ sở hữu tại

giao dịch mua lại; Sổ kế toán chi tiết

 

 

doanh nghiệp bị mua lại;

về tài sản dài hạn của doanh nghiệp

 

 

+Sự tương ứng giữa sự thay đổi cơ cấu

mua lại.

 

 

tài sản tại doanh nghiệp mua lại với

Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp

 

 

cơ cấu vốn chủ sở hữu của doanh

bị mua lại trước và sau khi giao dịch

 

 

nghiệp bị mua lại;

mua lại; Sổ kế toán chi tiết nguồn vốn

 

 

+Vốn góp và tài sản trong giao dịch

chủ sở hữu; Sổ chi tiết nợ phải trả

 

 

mua lại;

(trường hợp mua lại gián tiếp)..

 

 

 

Tài liệu giao dịch, thương thảo về việc

 

 

 

mua lại doanh nghiệp;

 

 

+Sự tham gia và quyền, nghĩa vụ của

Điều lệ doanh nghiệp bị mua lại; Biên

 

 

đại diện bên mua lại trong cơ cấu tổ

bản, nghị quyết, quyết định nhân sự tại

 

 

chức doanh nghiệp bị mua lại.

doanh nghiệp bị mua lại.

 

 

– Liên doanh giữa các doanh nghiệp:

 

 

 

+Sự tồn tại của các doanh nghiệp tham

Hệ thống dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc

 

 

gia liên doanh;

gia  về  đăng  ký  doanh  nghiệp;  Xác

 

 

+Sự hình thành của doanh nghiệp liên

nhận của cơ quan đăng ký kinh doanh.

 

 

doanh;

Hồ sơ đăng ký kinh doanh, giấy chứng

 

 

 

nhận doanh nghiệp của doanh nghiệp

 

 

 

liên doanh.

 

 

+Cơ cấu vốn chủ sở hữu của doanh

Báo cáo tài chính tại thời điểm thành

 

 

nghiệp liên doanh;

lập doanh nghiệp liên doanh; Sổ chi

 

 

 

tiết nguồn vốn chủ sở hữu;

 

 

+Việc góp vốn vào doanh nghiệp liên

Các biên bản giao nhận tài sản; chứng

 

 

doanh;

từ chuyển tiền; Báo cáo tài chính tại

 

 

 

thời điểm thành lập doanh nghiệp liên

 

 

 

doanh;  Sổ  sách  kế  toán  của  doanh

 

 

 

nghiệp liên doanh.

 

 

+Sự hiện diện và quyền của đại diện

Danh sách thành viên góp vốn, danh

 

 

các  bên  liên  doanh  trong  doanh

sách cổ đông; biên bản, nghị quyết,

 

 

nghiệp liên doanh

quyết định về nhân sự.

 

 

2.3. Hành vi vi phạm

 

 

 

– Không thông báo tập trung kinh tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+Ngưỡng giá trị giao dịch (nếu cần);

 

Hợp đồng, tài liệu giao dịch, thương

 

 

 

 

 

thảo về tập trung kinh tế;

 

 

 

+Việc gửi, thời điểm hồ sơ thông báo

 

Sổ theo dõi nhận hồ sơ; Sổ theo dõi

 

 

 

tập trung kinh tế;

 

công văn đến; chứng từ bưu điện; dữ

 

 

 

 

 

liệu trên máy chủ hệ thống

 

 

 

+Việc hồ sơ bị trả lại và thời điểm trả

 

Văn bản do Ủy ban Cạnh tranh Quốc

 

 

 

lại

 

gia gửi doanh nghiệp về việc trả lại hồ

 

 

 

 

 

 

 

 

+Thời điểm thực hiện tập trung kinh tế

 

Các nghị quyết, quyết định của doanh

 

 

 

 

 

nghiệp tham gia tập trung kinh tế; Hồ

 

 

 

 

 

sơ đăng ký hoặc thay đổi kinh doanh;

 

 

 

 

 

Dữ liệu hệ thống đăng ký kinh doanh

 

 

 

 

 

điện tử; Giấy chứng nhận đăng ký kinh

 

 

 

 

 

doanh hoặc chứng nhận thay đổi đăng

 

 

 

 

 

ký kinh doanh.

 

 

 

– Tập trung kinh tế khi chưa có thông

 

 

 

 

 

báo kết quả thẩm định sơ bộ

 

 

 

 

 

+Việc tiếp nhận hồ sơ thông báo tập

 

Văn bản thông báo tập trung kinh tế;

 

 

 

trung kinh tế;

 

Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế; Các

 

 

 

+Thời hạn thẩm định sơ bộ;

 

tài liệu liên quan đến việc nhận hồ sơ;

 

 

 

+Thời điểm ra thông báo kết quả thẩm

 

Thông báo kết quả thẩm định sơ bộ.

 

 

 

định sơ bộ;

 

 

 

 

 

+Thời điểm tập trung kinh tế.

 

Các nghị quyết, quyết định của doanh

 

 

 

 

 

nghiệp tham gia tập trung kinh tế; Hồ

 

 

 

 

 

sơ đăng ký hoặc thay đổi kinh doanh.

 

 

 

 

 

Dữ liệu hệ thống đăng ký kinh doanh

 

 

 

 

 

điện tử; Giấy chứng nhận đăng ký kinh

 

 

 

 

 

doanh hoặc chứng nhận thay đổi đăng

 

 

 

 

 

ký kinh doanh.

 

 

 

– Tập trung kinh tế khi chưa có quyết

 

 

 

 

 

định về việc tập trung kinh tế

 

 

 

 

 

+Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế

 

Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế;

 

 

 

thuộc trường hợp thẩm định chính

 

Thông báo kết quả thẩm định sơ bộ của

 

 

 

thức;

 

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;

 

 

 

+Thời hạn thẩm định chính thức;

 

Hồ sơ thẩm định chính thức;

 

 

 

 

 

Thông báo gia hạn thẩm định chính

 

 

 

+Việc gia hạn thẩm định chính thức;

 

 

 

 

 

 

thức;

 

 

 

+Thời điểm ban hành quyết định về

 

 

 

 

việc tập trung kinh tế;

 

Quyết định về việc tập trung kinh tế.

 

 

 

+Thời điểm tập trung kinh tế.

 

Các nghị quyết, quyết định của doanh

 

 

 

 

 

nghiệp tham gia tập trung kinh tế; Hồ

 

 

 

 

 

sơ đăng ký hoặc thay đổi kinh doanh.

 

 

 

 

 

 

 

 

Dữ liệu hệ thống đăng ký kinh doanh

 

 

 

điện tử; Giấy chứng nhận đăng ký kinh

 

 

 

doanh hoặc chứng nhận thay đổi đăng

 

 

 

ký kinh doanh.

 

 

-Thực hiện không đầy đủ điều kiện tập

 

 

 

trung kinh tế:

 

 

 

+Việc hồ sơ thông báo thuộc trường

Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế;

 

 

hợp thẩm định chính thức;

Hồ sơ thẩm định chính thức;

 

 

+Điều kiện tập trung kinh tế trên quyết

Quyết định về việc tập trung kinh tế;

 

 

định tập trung kinh tế;

 

 

 

+Việc thực hiện các điều kiện tập trung

Các văn bản của Ủy ban Cạnh tranh

 

 

kinh tế.

Quốc gia và doanh nghiệp tham gia tập

 

 

 

trung kinh tế về việc thực hiện các điều

 

 

 

kiện tập trung kinh tế.

 

 

– Tập trung kinh tế bị cấm theo quyết

 

 

 

định về việc tập trung kinh tế:

 

 

 

+Hồ sơ thông báo thuộc trường hợp

Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế;

 

 

thẩm định chính thức;

Hồ sơ thẩm định chính thức;

 

 

+Nội dung cấm tập trung kinh tế trên

Quyết định về việc tập trung kinh tế;

 

 

quyết định về việc tập trung kinh tế;

 

 

 

+Thời điểm ban hành quyết định về

 

 

 

việc tập trung kinh tế;

 

 

 

+Thời điểm tập trung kinh tế.

Các nghị quyết, quyết định của doanh

 

 

 

nghiệp tham gia tập trung kinh tế; Hồ

 

 

 

sơ đăng ký hoặc thay đổi kinh doanh.

 

 

 

Dữ liệu hệ thống đăng ký kinh doanh

 

 

 

điện tử; Giấy chứng nhận đăng ký kinh

 

 

 

doanh hoặc chứng nhận thay đổi đăng

 

 

 

ký kinh doanh.

                   

Xây dựng phương án điều tra

         Từ những quy định của Luật Cạnh tranh 2018 và những nghiên cứu về hành vi phạm pháp luật về tập trung kinh tế, chúng ta có thể xác định phương án điều tra nhau:

         Đối với những vụ việc có dấu hiệu vi phạm trong đó các doanh nghiệp tập trung kinh tế có gửi hồ sơ thông báo tập trung kinh tế, tại Cơ quan Điều tra vụ việc cạnh tranh đã có sẵn nhiều tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ việc. Các tài liệu đó bao gồm: Hồ sơ thông báo tập trung kinh tế của các doanh nghiệp; Các tài liệu về quá trình tiếp nhận, xử lý việc thông báo tập trung kinh tế. Trong quá trình xử lý hồ sơ, Cơ quan Điều tra vụ việc cạnh tranh đã tiến hành thẩm định, đánh giá nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến khả năng tác động gây hạn chế cạnh tranh cũng như tác động tích cực của tập trung kinh tế. Kết quả của quá trình đó được thể hiện ở thông báo kết quả thẩm định sơ bộ hoặc quyết định về việc tập trung kinh tế. Vì vậy, hướng tập trung điều tra trong trường hợp này sẽ là thu thập các chứng cứ, tài liệu để xác định thời điểm việc tập trung kinh tế được hoàn thành trên thực tế. Riêng đối với trường hợp doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ điều kiện được thể hiện trong quyết định về tập trung kinh tế, ngoài việc xác định thời điểm, phải thu thập chứng cứ về việc thực hiện các điều kiện đó trên thực tế.

         Đối với các trường hợp vi phạm về tập trung kinh tế mà tại Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia không có hồ sơ thông báo tập trung kinh tế, quá trình điều tra sẽ phức tạp hơn. Những vấn đề cần tập trung điều tra là: (1) Ngưỡng thông báo tập trung kinh tế của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trong vụ việc; (2) Thu thập đầy đủ các tài liệu, chứng cứ chứng minh việc tập trung kinh tế đã được thực hiện; (3) Đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế; (4) Đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế; (5) Đánh giá tổng hợp khả năng tác động hạn chế cạnh tranh và khả năng tác động tích cực của tập trung kinh tế.

Các biện pháp điều tra vụ việc vi phạm về tập trung kinh tế

1. Khai thác hệ thống hồ sơ, tài liệu tại Cơ quan Điều tra vụ việc cạnh

tranh

Như đã định hướng ở phần trên, trong trường hợp doanh nghiệp tập trung kinh tế có nộp hồ sơ thông báo tập trung kinh tế, biện pháp khai thác hệ thông hồ sơ, tại liệu đang lưu trữ tại Cơ quan Điều tra vụ việc cạnh tranh cần được ưu tiên. Thông thường, ngay từ giai đoạn phát hiện vụ việc, biện pháp này đã được thực hiện ngay khi có thông tin ban đầu phản ánh về việc.

2. Rà soát các thông tin công khai

Trong hệ thống các nguồn chứng cứ của vụ việc tập trung kinh tế mà chúng ta đã nghiên cứu ở phần trên, có nhiều thông tin có thể tìm thấy trên các mạng thông tin điện tử. Các thông tin đó có thể là:

          Thông tin về cơ bản của từng doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên các trang thông tin về đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;

          Thông tin về doanh nghiệp, hàng hóa, dịch vụ, hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính kể cả thông tin về việc tập trung kinh tế trên website chính thức của các doanh nghiệp;

          Các tin bài phản ánh về việc tập trung kinh tế đã được thực hiện…

          Nhiệm vụ của các điều tra viên là sử dụng các công cụ tìm kiếm trực tuyến và truy cập vào đúng các website cung cấp chính thức và sao chụp hoặc tải về các thông tin có thể sử dụng làm chứng cứ. Vấn đề cần chú ý, quá trình sao chụp hoặc tải về phải tuân thủ những thủ tục để đảm bảo có thể sử dụng những dữ liệu đó làm chứng cứ.

3. Yêu cầu hoặc đề nghị cung cấp thông tin, tài liệu

            Trong điều tra vụ việc về tập trung kinh tế, tài liệu về vụ việc có thể được khai thác từ nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân khác nhau. Tùy theo chức năng, nhiệm vụ, cơ chế quản lý thông tin mà điều tra viên vụ việc xác định các tài liệu, thông tin yêu cầu cung cấp cho phù hợp. Những cơ quan, tổ chức, cá nhân sau thông thường sẽ cần phải yêu cầu hoặc đề nghị cung cấp tài liệu.

          Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở đăng ký của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế và doanh nghiệp được thành lập bởi tập trung kinh tế;

          Cơ quan quản lý thuế của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế và doanh nghiệp được thành lập bởi tập trung kinh tế;

          Cơ quan thống kê;

          Nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp tập trung kinh tế;

          Doanh nghiệp hoặc các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế hiện còn tồn tại;

          Doanh nghiệp được lập từ hoạt động tập trung kinh tế.

4. Lấy lời khai

            Trong điều tra vụ việc tập trung kinh tế, có những vấn đề chi tiết về việc tập trung kinh tế mà các tài liệu thu được trong nhiều trường hợp không thể thể hiện được. Để bổ sung cho những “khoảng trống” thông tin được thể hiện dưới dạng tài liệu, việc lấy lời khai là hết sức cần thiết. Trong nhiều trường hợp, việc lấy lời khai cũng cần được tiến hành để thu thập ý kiến xác nhận của những người liên quan đối với những tài liệu, thông tin đã thu được từ các biện pháp khác, đặc biệt là với những chứng cứ gián tiếp. Để lấy lời khai đạt hiệu quả, điều tra viên phải tìm hiểu kỹ về quá trình tập trung kinh tế, xác định những người có vai trò, nhiệm vụ có khả năng liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình đó. Qua đó xác định chính xác người cần phải tiến hành lấy lời khai. Trong những trường hợp không thực sự chắc chắn, có thể liên hệ trước để tìm hiểu về những thông tin mà họ có thể biết trước khi gửi giấy mời làm việc. Việc tìm hiểu trước như vậy còn giúp điều tra viên định hướng các câu hỏi, nội dung cần khai thác và đôi khi cả những phương pháp cần được áp dụng trong quá trình lấy lời khai.

            5. Phân tích kinh tế

            Vai trò của việc thực hiện các nghiên cứu, phân tích kinh tế rất quan trọng trong điều tra các vụ việc về tập trung kinh tế trong đó doanh nghiệp tập trung kinh tế không thực hiện thủ tục thông báo với Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia. Biện pháp này chủ yếu được tiến hành với những nội dung:

          Đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh của việc tập trung kinh tế;

          Đánh giá tác động tích cực của việc tập trung kinh tế;

          Đánh giá tổng hợp tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh với tác động tích cực của tập trung kinh tế.

          Những nội dung này sẽ được nghiên cứu cụ thể ở phần sau.

          Kết thúc điều tra

          Để xây dựng báo cáo và kết luận điều tra vụ việc tập trung kinh tế, nhóm điều tra viên cần tổ chức họp để thống nhất các nội dung có thể kết luận về từng vấn đề của vụ việc.

          Khi cuộc điều tra kết thúc, nhóm điều tra cần lập báo cáo kết quả điều tra thể hiện rõ được những nội dung sau:

          Tóm tắt: về doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp bị điều tra; khái quát về tập trung kinh tế đã được thực hiện; hành vi vi phạm quy định của luật cạnh tranh về tập trung kinh tế; các điều khoản của Luật Cạnh tranh áp dụng cho hành vi vi phạm đó.

            Thông tin chi tiết về doanh nghiệp hoặc từng doanh nghiệp bị điều tra: tư cách pháp nhân, nội dung đăng ký kinh doanh; danh tính của những người quản lý, điều hành; hệ thống tổ chức; mạng lưới kinh doanh; chi tiết về hàng hóa, dịch vụ là đối tượng của hành vi vi phạm…

            Mô tả chi tiết về quá trình thực hiện tập trung kinh tế: hình thức tập trung kinh tế được thực hiện; doanh nghiệp hoặc các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế; quá trình thương thảo, các nghị quyết, quyết định tập trung kinh tế đã được ban hành; các tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích được chuyển giao; việc đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh…

            Mô tả chi tiết về hành vi vi phạm: loại hành vi vi phạm; so sánh thời điểm thực hiện tập trung kinh tế với thời điểm Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành thông báo kết quả thẩm định sơ bộ hoặc quyết định về việc tập trung kinh tế;…

            Đánh giá về hậu quả: gây hoặc khả năng gây hạn chế cạnh tranh đáng kể trên thị trường Việt Nam.

       Các đề xuất về phương án xử lý cụ thể đối với vụ việc.

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Căn cứ Quyết định số 326/QĐ-CT ngày 16 tháng 10 năm 2024 của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia về việc thành lập Hội đồng tuyển dụng viên chức năm 2024, Hội đồng tuyển dụng thông báo như sau: Quyết định công nhận, bổ sung thí sinh đủ điều kiện tham dự V
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xin thông báo về việc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp và đề nghị rút tiền ký quỹ của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Sen Việt Group căn cứ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 52 Nghị định 40/2018/NĐ