BVNTD

Kinh nghiệm trong xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh tại Trung Quốc

23/05/2024

Trong đánh giá hàng năm “Hướng tới Cạnh tranh Công bằng, Phục vụ Cải cách và Phát triển - Tổng quan về Công tác Chống độc quyền năm 2019”, Ông Wu Zhenguo, Giám đốc Cục Chống Độc quyền (“AMB”) của Cơ quan Quản lý Nhà nước về Điều tiết Thị trường (“SAMR”), đã cho biết Ủy ban chống độc quyền của Hội đồng Nhà nước đã ban hành bốn bộ Hướng dẫn chống độc quyền, trong đó có Hướng dẫn chống độc quyền cho ngành công nghiệp ô tô (“HD CĐQ OTO”). Báo cáo tổng hợp các Nguyên tắc và Quy định Chống độc quyền 2019 do AMB biên soạn đã chính thức được công bố rộng rãi. 
Đối với các thị trường địa lý liên quan liên quan đến ngành công nghiệp ô tô:
Thị trường sản xuất xe chở khách có thể được định nghĩa là một thị trường rộng khắp cả nước;
Thị trường bán buôn phương tiện vận tải hành khách có thể được định nghĩa là một thị trường rộng khắp cả nước;
Thị trường bán lẻ phương tiện vận tải hành khách có thể được định nghĩa là thị trường nội tỉnh hoặc toàn vùng.
Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc
HD CĐQ OTO một lần nữa xác nhận cách tiếp cận thực thi "cấm và miễn trừ" đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh chiều dọc. HD CĐQ OTO đưa ra một số trường hợp duy trì giá bán lại (“RPM”) có thể được miễn trừ. Ngoài ra, việc miễn trừ được áp dụng đối với các hạn chế địa bàn kinh doanh và hạn chế khách hàng cụ thể do các công ty không có quyền lực thị trường thực hiện.
Miễn trừ một số trường hợp duy trì giá bán lại cụ thể
Xem xét các đặc điểm của ngành công nghiệp ô tô, HD CĐQ OTO xác định bốn tình huống cụ thể mà các công ty có thể xin miễn trừ cho các hành vi RPM theo Điều 15 của AML, đó là:
Thứ nhất, RPM ngắn hạn đối với ô tô chạy bằng năng lượng mới
Thứ hai, RPM áp dụng đối với nhà phân phối chỉ hoạt động như một bên trung gian.
Thứ ba, RPM trong mua sắm chính phủ trong đó các nhà cung cấp ô tô đồng ý về giá chào mua công khai với nhà phân phối trung gian cụ thể;
Thứ tư, RPM trong bán hàng trực tuyến trong đó các nhà cung cấp ô tô bán ô tô với giá thống nhất thông qua một nền tảng trực tuyến trong một thời gian nhất định với những người dùng không xác định và nhà phân phối chỉ chịu trách nhiệm về các thủ tục giao dịch như giao xe, thu tiền thanh toán, lập hóa đơn, v.v.
Miễn trừ giả định đối với các hạn chế về lãnh thổ và hạn chế của khách hàng
Theo HD CĐQ OTO, các hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc do các công ty không có sức mạnh thị trường áp đặt có thể được coi là được miễn:
Thứ nhất, hạn chế các nhà phân phối chỉ được cung cấp trong phạm vi kinh doanh của họ, khi những hạn chế đó không áp dụng cho việc bán hàng thụ động hoặc bán chéo giữa các nhà phân phối được ủy quyền;
Thứ hai, hạn chế việc chủ động bán hàng cho một phạm vi lãnh thổ nhất định hoặc một nhóm khách hàng nhất định vì nhà cung cấp đã phân bổ độc quyền cho một nhà phân phối khác;
Thứ ba, hạn chế người bán buôn bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng; và / hoặc hạn chế bán phụ tùng ô tô cho khách hàng, tránh việc khách hàng sử dụng phụ tùng ô tô để sản xuất sản phẩm giống như nhà cung cấp ô tô.
Các tình huống không thể áp dụng miễn trừ
Trong khi đó, HD CĐQ OTO cũng chỉ ra rõ ràng rằng một số hạn chế về lãnh thổ và hạn chế khách hàng nhất định thường có tác dụng hạn chế cạnh tranh, dẫn đến giá cao và giảm sự lựa chọn của người tiêu dùng và do đó không thể được coi là được miễn trừ, bao gồm:
<>-Hạn chế nhà phân phối bán hàng thụ động 
            - Hạn chế buôn bán chéo giữa các nhà phân phối;
            - Hạn chế các nhà phân phối và thợ cơ khí bán các phụ tùng ô tô cần thiết cho dịch vụ sửa chữa ô tô cho người dùng cuối.
Hạn chế các dịch vụ sau bán hàng hoặc cung cấp phụ tùng thông qua các điều khoản bảo hành 
HD CĐQ OTO thừa nhận rằng nếu một nhà cung cấp ô tô ký thỏa thuận với các nhà phân phối và cửa hàng sửa chữa ô tô áp đặt những hạn chế bất hợp lý đối với dịch vụ sau bán hàng và cung cấp phụ tùng thông qua các điều khoản bảo hành, điều này sẽ loại trừ các cửa hàng sửa chữa ô tô độc lập tham gia vào cạnh tranh trong thị trường hậu mãi, giảm nguồn cung cấp phụ tùng và cuối cùng dẫn đến việc tăng giá dịch vụ bảo dưỡng sau bán hàng. 
Các hạn chế theo chiều dọc khác đối với các nhà phân phối và nhà cung cấp dịch vụ bảo trì
Ngoài các hạn chế nêu trên, HD CĐQ OTO cũng liệt kê các hạn chế theo chiều dọc khác của nhà cung cấp ô tô có thể hạn chế khả năng bán hàng và dịch vụ của các nhà phân phối và cửa hàng sửa chữa ô tô, bao gồm:
          - Bán kèm ô tô, phụ tùng thay thế, phụ kiện, vật tư tiêu hao, dụng cụ sửa chữa, dụng cụ phát hiện, v.v.;
          - Buộc nhà phân phối chấp nhận chỉ tiêu bán hàng không hợp lý, số lượng và sự đa dạng của hàng tồn kho;
          - Bắt buộc, yêu cầu nhà phân phối chi trả chi phí khuyến mại được thực hiện dưới danh nghĩa của nhà cung cấp;
          - Bắt buộc các nhà phân phối, một cửa hàng sửa chữa ô tô phải tham gia vào các hãng thiết kế hoặc hãng xây dựng cụ thể hoặc sử dụng các thương hiệu, nhà cung cấp hoặc kênh cung cấp cụ thể về vật liệu xây dựng, thiết bị chung, hệ thống thông tin và cơ sở văn phòng cho các nhu cầu liên quan của họ;
          - Hạn chế nhà phân phối kinh doanh sản phẩm của các nhà cung cấp khác;
          - Từ chối cung cấp hoặc chấm dứt các thỏa thuận phân phối mà không có bất kỳ lý do nào khác ngoài hành vi cạnh tranh của các nhà phân phối hoặc cửa hàng sửa chữa ô tô.
Hạn chế về việc lạm dụng quyền thống lĩnh thị trường
Theo HD CĐQ OTO, thị trường tiêu thụ ô tô mới có tính cạnh tranh cao; do đó, rất khó để các nhà sản xuất ô tô có được vị trí thống lĩnh trên thị trường liên quan. Tuy nhiên, khi xem xét các vấn đề về tính tương thích và hiệu ứng mắc kẹt (lock-in effects) trong hậu mãi, thương hiệu ô tô là một yếu tố quan trọng cần xem xét khi xác định thị trường liên quan trong hậu mãi, được thực hiện theo từng vụ việc và do đó, có thể ảnh hưởng đến việc liệu một nhà cung cấp ô tô có được coi là có vị trí thống lĩnh trong một thị trường hậu mãi ô tô cụ thể hay không.
Do đó, các điều khoản liên quan đến việc lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường được cung cấp trong HD CĐQ OTO chủ yếu tập trung vào thị trường hậu mãi ô tô, bao gồm sản xuất, cung cấp và lưu hành phụ tùng hậu mãi, cũng như sự sẵn có của thông tin kỹ thuật sửa chữa, thiết bị phát hiện và công cụ sửa chữa. 
          Các vấn đề khác

Ngoài các vấn đề chính trên, HD CĐQ OTO chỉ ra rằng không có sự khác biệt đáng kể trong phân tích cạnh tranh đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang và sự tập trung kinh tế của doanh nghiệp trong ngành ô tô với các ngành khác. Hơn nữa, HD CĐQ OTO cũng liệt kê các hành vi độc quyền hành chính điển hình, chủ yếu liên quan đến hành vi ảnh hưởng đến việc lưu hành tự do của ô tô (bao gồm cả ô tô đã qua sử dụng).

HD CĐQ OTO là quy định chống độc quyền trong các ngành nghề được ban hành đầu tiên của Trung Quốc hướng đến mô hình kinh doanh của ngành ô tô.

Kể từ khi Hiệp hội Các đại lý ô tô Trung Quốc bắt đầu tiến hành điều tra và nghiên cứu về các vấn đề chống độc quyền trong ngành ô tô vào năm 2012, các vấn đề chống độc quyền trong ngành ô tô đã thu hút sự quan tâm của các cơ quan chính phủ khác nhau. Kể từ tháng 8 năm 2014, các cơ quan chống độc quyền đã phạt một số nhà sản xuất ô tô và nhà cung cấp phụ tùng ô tô với tổng số tiền là 2 tỷ CNY.

Đến nay, các vụ việc thực thi chống độc quyền liên quan đến ngành công nghiệp ô tô tập trung vào các các-ten và RPM. Với việc ban hành HD CĐQ OTO, các hành vi độc quyền phi giá cả và các thỏa thuận sau bán hàng có thể trở thành những lĩnh vực mới cần được chú trọng và các nhà chức trách có thể chú ý nhiều hơn đến ngành công nghiệp ô tô.

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Căn cứ Quyết định số 326/QĐ-CT ngày 16 tháng 10 năm 2024 của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia về việc thành lập Hội đồng tuyển dụng viên chức năm 2024, Hội đồng tuyển dụng thông báo như sau: Quyết định công nhận, bổ sung thí sinh đủ điều kiện tham dự V
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xin thông báo về việc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp và đề nghị rút tiền ký quỹ của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Sen Việt Group căn cứ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 52 Nghị định 40/2018/NĐ