BVNTD

Phiên họp 19 của Nhóm chuyên gia liên Chính phủ về Luật và Chính sách Cạnh tranh – Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD)

12/07/2021

Từ ngày 07/07/2021 đến ngày 09/07/2021, Phiên họp 19 của Nhóm chuyên gia liên Chính phủ về Luật và Chính sách Cạnh tranh – Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) đã diễn ra theo hình thức trực tuyến.

Căn cứ Bộ tài liệu của Liên Hợp quốc về các Nguyên tắc đồng thuận công bằng đa phương và các Quy tắc về kiểm soát thực thi hạn chế kinh doanh, Nhóm chuyên gia liên Chính phủ về Luật và Chính sách Cạnh tranh:

– Khẳng định lại vai trò cơ bản của luật và chính sách cạnh tranh đối với các mục tiêu phát triển bền vững, các cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với phát triển và xóa đói giảm nghèo;

– Nhấn mạnh rằng luật và chính sách cạnh tranh là một công cụ chính sách quan trọng để xây dựng một cách toàn diện và bền vững nhằm thúc đẩy các thị trường cạnh tranh lành mạnh; Đảm bảo nâng cao chất lượng, tăng sự lựa chọn và giảm giá hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng; Tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi thông tin, đặc biệt là trong bối cảnh mở rộng thị trường toàn cầu, vai trò ngày càng tăng của các công ty xuyên quốc gia;

– Tiếp tục hỗ trợ các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi xây dựng và thực hiện các chính sách và luật về cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, bao gồm thông qua các đánh giá đồng cấp tự nguyện và chia sẻ thực tiễn công tác thực thi pháp luật; cũng như tạo điều kiện cho hợp tác quốc tế giữa các cơ quan cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng cùng với các tổ chức quốc tế có liên quan khác;

– Hoan nghênh những nỗ lực của các quốc gia thành viên trong việc thực hiện Bộ Liên Hợp quốc và tái khẳng định sự quan tâm của các cơ quan cạnh tranh trong việc trao đổi kinh nghiệm, thực tiễn thực thi và những thách thức liên quan đến luật và chính sách cạnh tranh;

– Hoan nghênh các biện pháp và quyết định của các Chính phủ trong lĩnh vực cạnh tranh thông qua các hành động phối hợp quốc tế để ứng phó với cuộc khủng hoảng COVID-19 và nỗ lực giảm thiểu tác động tiêu cực của COVID-19 đối với thị trường và quyền lợi của người tiêu dùng;

– Nhận thức được những lợi ích và thách thức của nền kinh tế kỹ thuật số đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng, tầm quan trọng của cạnh tranh trên thị trường kỹ thuật số; khuyến khích các cơ quan cạnh tranh giải quyết các vấn đề cạnh tranh trong thị trường kỹ thuật số bằng các hoạt động thực thi và khuôn khổ lập pháp và quản lý để khôi phục và bảo vệ cạnh tranh trong nền kinh tế kỹ thuật số;

– Tiếp tục nhiệm vụ của Nhóm công tác về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh xuyên biên giới nhằm nêu bật các thông lệ tốt nhất, tạo thuận lợi cho việc trao đổi thông tin, tham vấn và hợp tác quốc tế nhằm tìm hiểu sâu hơn về các phương thức, nguyên tắc và tiêu chuẩn quốc tế về điều tra các-ten xuyên biên giới.

Hội nghị ghi nhận những đóng góp quan trọng từ các Quốc gia thành viên và cơ quan cạnh tranh các nước đã góp phần tạo nên cuộc tranh luận phong phú trong phiên họp thứ mười chín của Nhóm chuyên gia liên chính phủ (IGE) về Luật và Chính sách cạnh tranh.

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Qua phản ánh của người dân, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia – Bộ Công Thương (UBCTQG) đã thu thập được một số thông tin liên quan đến dấu hiệu hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp không phép liên quan đến Công ty Cổ phần Thương