Việc xác định thị trường liên quan và thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan trong điều tra vụ việc cạnh tranh là bởi những lý do sau đây:
Thứ nhất, ở góc độ kinh tế, thị trường hàng hóa liên quan là khái niệm chỉ thị trường được cấu thành bởi một loại hoặc một nhóm hàng hóa do người tiêu dùng căn cứ vào đặc tính, công dụng và giá cả mà cho rằng chúng có quan hệ gần với nhau. Những hàng hóa này biểu hiện có quan hệ cạnh tranh tương đối mạnh, trong luật chống độc quyền được xem như là phạm vi hàng hóa mà ở đó các chủ thể kinh doanh tiến hành cạnh tranh. Về mặt kinh tế học, có thể phân thị trường hàng hóa liên quan thành thị trường hàng hóa đồng chất có quan hệ cạnh tranh và thị trường hàng hóa thay thế có quan hệ cạnh tranh. Người ta thường dựa vào các đặc điểm như quy trình công nghệ, thành phần cấu tạo của sản phẩm để nhận định hàng hóa có phải là đồng chất hay không. Chẳng hạn, xét trên phương diện này thì giày không giống với dép và cũng không giống với guốc bởi mỗi loại có một thành phần cấu tạo khác nhau. Đối với thị trường hàng hóa thay thế, nhận định sản phẩm nào có tính thay thế là điều tương đối khó. Thông thường, tính thay thế của sản phẩm bao gồm hai loại: tính thay thế về cầu và tính thay thế về cung, trong đó xác định giới hạn thị trường liên quan chủ yếu tiến hành phân tích từ góc độ tính thay thế về cầu. Nếu như người tiêu dùng có thể dễ dàng chuyển sang sản phẩm thay thế của doanh nghiệp khác, thì giữa các sản phẩm của những doanh nghiệp này tồn tại thị trường liên quan. Tính thay thế về cầu thường bao gồm tính thay thế về chức năng và tính thay thế về giá, trong đó thay thế về giá là yếu tố phức tạp nhất. Về nguyên tắc, tính thay thế giữa các sản phẩm càng cao thì chúng càng có khả năng thuộc về cùng một thị trường hàng hóa liên quan.
Thị trường địa lý liên quan là khái niệm dùng để chỉ khu vực địa lý của hàng hóa có quan hệ thay thế gần mà người tiêu dùng tiếp cận được. Những khu vực này thể hiện quan hệ cạnh tranh tương đối mạnh. Trong quá trình thi hành pháp luật chống cạnh tranh, có thể xem thị trường địa lý liên quan như là phạm vi địa lý mà chủ thể kinh doanh tiến hành cạnh tranh. Trên thực tế, không phải tất cả sản phẩm đồng chất hoặc sản phẩm thay thế đều hình thành quan hệ cạnh tranh. Chẳng hạn như, rất khó để cho rằng, doanh nghiệp sản xuất bê tông tươi ở Hà Nội và doanh nghiệp sản xuất bê tông tươi ở thành phố
Hồ Chí Minh có quan hệ cạnh tranh với nhau. Bởi lẽ, chi phí vận chuyển sản phẩm từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh là rất cao; hơn nữa, với một quãng đường dài như vậy, rất khó có thể bảo quản được chất lượng của bê tông. Chính vì điều này mà trong nhiều vụ việc hạn chế cạnh tranh, các cơ quan thi hành pháp luật và tòa án không chỉ xác định thị trường hàng hóa liên quan mà còn phải xem xét cả thị trường địa lý liên quan. Xác định giới hạn thị trường địa lý liên quan thông thường yêu cầu tính đến một số yếu tố như chi phí vận chuyển, khả năng bảo quản, các quy định pháp luật mang tính địa phương, vấn đề thuế quan…
Thị trường thời gian liên quan là khái niệm chỉ phạm vi thời gian mà trong đó các sản phẩm tương đồng hoặc gần nhau trong cùng một khu vực cạnh tranh lẫn nhau. Ý nghĩa của thị trường thời gian liên quan hoàn toàn không phải là chỉ thời gian chủ thể tham gia thị trường ngắn hay dài mà là chỉ thuộc tính thời gian của thị trường. Thị trường thời gian liên quan thường có tính thời vụ, tính chu kỳ sản xuất, tính thời trang lưu hành… Chẳng hạn, thị trường vé xem thi đấu bóng đá thế giới tại World Cup, thị trường bánh trung thu, thị trường cho thuê gian hàng hội chợ triển lãm. Như vậy, không phải tất cả các vụ việc hạn chế cạnh tranh đều đòi hỏi phải xác định thị trường thời gian liên quan mà chỉ trong trường hợp thời gian tồn tại của thị trường tương đối ngắn và số lượng hàng hóa là hữu hạn mới phải tiến hành phân tích yếu tố thời gian. Do đó, thị trường thời gian liên quan được xem là nhân tố bổ sung cho việc xác định giới hạn thị trường hàng hóa liên quan và thị trường địa lý liên quan.
Thứ hai, dưới góc độ pháp lý, xác định thị trường liên quan được quy định trong nhiều trường hợp của Luật Cạnh tranh. Theo Luật Cạnh tranh 2018, việc xác định thị trường liên quan và thị phần của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp bị điều tra trên thị trường liên quan được nêu trong quy định điều chỉnh về hành vi hạn chế cạnh tranh. Cụ thể:
Về hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, theo quy định tại Điều 13 Luật Cạnh tranh 2018, khi đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, mức thị phần của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là một trong những yếu tố được Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xem xét.
Về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, độc quyền, với quy định về điều kiện xác định chủ thể vi phạm, việc xác định thị phần của doanh nghiệp bị điều tra là một yêu cầu bắt buộc. Điều 24 Luật Cạnh tranh 2018 quy định cụ thể mức thị phần của doanh nghiệp và tổng thị phần của các doanh nghiệp trên thị trường liên quan là căn cứ để xác định doanh nghiệp/nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh; doanh nghiệp có vị trí độc quyền (100% thị phần). Sự tương quan thị phần giữa các doanh nghiệp trên thị trường liên quan cũng là một yếu tố để xem xét sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp/nhóm doanh nghiệp thống lĩnh nếu không sử dụng thị phần để trực tiếp xác định vị trí thống lĩnh. Ngoài ra, theo quy định pháp luật, doanh nghiệp có thị phần ít hơn 10% trên thị trường liên quan không được xác định là chủ thể vi phạm về lạm dụng vị trí thống lĩnh, độc quyền.
Về hành vi tập trung kinh tế, thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan là một yếu tố được Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xem xét khi đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế. Bên cạnh đó, trong hướng dẫn về ngưỡng thông báo tập trung kinh tế tại khoản d Điều 13 Nghị định 35/2020/NĐ-CP cũng quy định “Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế từ 20% trở lên trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế”.
Thứ ba, về mặt thực tiễn điều tra, xử lý các vụ việc hạn chế cạnh tranh cho thấy, việc xác định đúng đắn phạm vi thị trường liên quan có ảnh hưởng đến kết quả xác định hành vi vi phạm. Thực tế cho thấy, các khiếu nại của bên bị điềuVề hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, theo quy định tại Điều 13 Luật Cạnh tranh 2018, khi đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, mức thị phần của doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là một trong những yếu tố được Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xem xét.
Về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, độc quyền, với quy định về điều kiện xác định chủ thể vi phạm, việc xác định thị phần của doanh nghiệp bị điều tra là một yêu cầu bắt buộc. Điều 24 Luật Cạnh tranh 2018 quy định cụ thể mức thị phần của doanh nghiệp và tổng thị phần của các doanh nghiệp trên thị trường liên quan là căn cứ để xác định doanh nghiệp/nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh; doanh nghiệp có vị trí độc quyền (100% thị phần). Sự tương quan thị phần giữa các doanh nghiệp trên thị trường liên quan cũng là một yếu tố để xem xét sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp/nhóm doanh nghiệp thống lĩnh nếu không sử dụng thị phần để trực tiếp xác định vị trí thống lĩnh. Ngoài ra, theo quy định pháp luật, doanh nghiệp có thị phần ít hơn 10% trên thị trường liên quan không được xác định là chủ thể vi phạm về lạm dụng vị trí thống lĩnh, độc quyền.
Về hành vi tập trung kinh tế, thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế trên thị trường liên quan là một yếu tố được Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xem xét khi đánh giá tác động hoặc khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của việc tập trung kinh tế. Bên cạnh đó, trong hướng dẫn về ngưỡng thông báo tập trung kinh tế tại khoản d Điều 13 Nghị định 35/2020/NĐ-CP cũng quy định “Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế từ 20% trở lên trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm dự kiến thực hiện tập trung kinh tế”.
Thứ ba, về mặt thực tiễn điều tra, xử lý các vụ việc hạn chế cạnh tranh cho thấy, việc xác định đúng đắn phạm vi thị trường liên quan có ảnh hưởng đến kết quả xác định hành vi vi phạm. Thực tế cho thấy, các khiếu nại của bên bị điều tra về kết quả điều tra, xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh của Cơ quan Điều tra vụ việc cạnh tranh có xuất phát từ lý do không đồng tình với việc xác định phạm vi giới hạn thị trường liên quan. Thông thường, họ cho rằng phạm vi giới hạn thị trường liên quan là rộng hơn so với phạm vi cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh xác định. Với việc mở rộng phạm vi, thì doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp bị điều tra không còn chiếm vị trí thống lĩnh, độc quyền nữa hoặc với phạm vi rộng hơn thì hành vi vi phạm của họ không thể gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể. Có một số vụ việc trên thế giới được sử dụng làm ví dụ cho thấy ý nghĩa quan trọng của việc xác định hợp lý phạm vi thị trường liên quan:
Vụ Công ty “duPont” (Mỹ) – “vụ giấy bóng kính”: Trong vụ việc này, Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc công ty duPont có sức mạnh thị trường bởi nó chiếm 75% thị phần của thị trường giấy bóng kính. Tuy nhiên, Tòa án cho rằng, thị trường liên quan trong trường hợp này bao gồm tất cả các loại vật liệu đóng gói linh hoạt, mà trên thị trường đó công ty duPont chỉ chiếm chưa tới 20% thị phần. Vì vậy, Tòa án đã phán quyết công ty này hoàn toàn không có hành vi lạm dụng vị trí chi phối thị trường mang tính phản cạnh tranh. Việc xác định giới hạn thị trường liên quan không chính xác đã dẫn đến phán quyết sai lầm của Tòa án.
Vụ “Công ty nhôm Alcoa”: Trong vụ việc, thẩm phán chỉ xem xét thị trường nhôm thanh thuần chất, mà không xem xét thị trường nhôm phế phẩm tái chế và thị trường nhôm thanh nguyên liệu nhập khẩu. Trong thị trường nhôm thanh thuần chất, thị phần của công ty này là 90%. Tuy nhiên, nếu như gộp cả nhôm phế phẩm tái chế và nhôm thanh nguyên liệu nhập khẩu thì thị phần của nó chỉ là 33%. Thẩm phán đã bỏ qua tính thay thế của sản phẩm nên đã phán quyết rằng hành vi của công ty nhôm cấu thành vi vi phạm theo luật chống độc quyền. Khi nhận định thị trường liên quan, Tòa án đã sử dụng tiêu chí sản phẩm đồng chất. Chính vì sai lầm này nên kết quả của vụ việc đã ảnh hưởng không nhỏ tới lợi ích của công ty nhôm Alcoa .
Điều tra về kết quả điều tra, xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh của Cơ quan Điều tra vụ việc cạnh tranh có xuất phát từ lý do không đồng tình với việc xác định phạm vi giới hạn thị trường liên quan. Thông thường, họ cho rằng phạm vi giới hạn thị trường liên quan là rộng hơn so với phạm vi cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh xác định. Với việc mở rộng phạm vi, thì doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp bị điều tra không còn chiếm vị trí thống lĩnh, độc quyền nữa hoặc với phạm vi rộng hơn thì hành vi vi phạm của họ không thể gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể. Có một số vụ việc trên thế giới được sử dụng làm ví dụ cho thấy ý nghĩa quan trọng của việc xác định hợp lý phạm vi thị trường liên quan:
Vụ Công ty “duPont” (Mỹ) – “vụ giấy bóng kính”: Trong vụ việc này, Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc công ty duPont có sức mạnh thị trường bởi nó chiếm 75% thị phần của thị trường giấy bóng kính. Tuy nhiên, Tòa án cho rằng, thị trường liên quan trong trường hợp này bao gồm tất cả các loại vật liệu đóng gói linh hoạt, mà trên thị trường đó công ty duPont chỉ chiếm chưa tới 20% thị phần. Vì vậy, Tòa án đã phán quyết công ty này hoàn toàn không có hành vi lạm dụng vị trí chi phối thị trường mang tính phản cạnh tranh. Việc xác định giới hạn thị trường liên quan không chính xác đã dẫn đến phán quyết sai lầm của Tòa án.
Vụ “Công ty nhôm Alcoa”: Trong vụ việc, thẩm phán chỉ xem xét thị trường nhôm thanh thuần chất, mà không xem xét thị trường nhôm phế phẩm tái chế và thị trường nhôm thanh nguyên liệu nhập khẩu. Trong thị trường nhôm thanh thuần chất, thị phần của công ty này là 90%. Tuy nhiên, nếu như gộp cả nhôm phế phẩm tái chế và nhôm thanh nguyên liệu nhập khẩu thì thị phần của nó chỉ là 33%. Thẩm phán đã bỏ qua tính thay thế của sản phẩm nên đã phán quyết rằng hành vi của công ty nhôm cấu thành vi vi phạm theo luật chống độc quyền. Khi nhận định thị trường liên quan, Tòa án đã sử dụng tiêu chí sản phẩm đồng chất. Chính vì sai lầm này nên kết quả của vụ việc đã ảnh hưởng không nhỏ tới lợi ích của công ty nhôm Alcoa.
Vụ ba công ty Banan Telecom, Netcom và Railcom thỏa thuận giá gây hạn chế cạnh tranh xảy ra tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc năm 2004: ba công ty là các công ty kinh doanh viễn thông lớn, đã cùng nhau ký “thỏa thuận tự ràng buộc kinh doanh toàn diện”. Nhưng Tòa án đã phán quyết rằng, thỏa thuận này là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng thị trường viễn thông Trung Quốc là vô cùng rộng lớn, thỏa thuận ấn định giá của ba công ty có ảnh hưởng không lớn trên phạm vi toàn quốc. Do đó, cơ quan thực thi luật chống độc quyền không nên ngăn cản thỏa thuận nói trên. Tuy nhiên, Tòa án cho rằng, xét trong phạm vi của thành phố Trùng Khánh thì thỏa thuận này phải bị coi là hành vi phản cạnh tranh, vì thế, để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, hành vi phải bị cấm.