Khóa đào tạo do ông Trịnh Anh Tuấn – Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng chủ trì và điều hành. Các chuyên gia nước ngoài và trong nước tham gia thuyết trình, tập huấn cho các học viên tại Khóa đào tạo gồm có ông Okumura Tsuyoshi – Chuyên gia Nhật Bản tại Việt Nam, ông Phạm Hải Bình – Giảng viên Học viện Cảnh sát nhân dân và ông Phùng Văn Thành – Phó trưởng phòng, Phòng Điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng. Học viên tham dự Khóa đạo tạo chủ yếu là các cán bộ, công chức, viên chức của Cục, những người sẽ chịu trách nhiệm thực hiện công tác điều tra, giải quyết vụ việc cạnh tranh sau khi Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia được thành lập.
Phát biểu khai mạc Khóa đào tạo, ông Trịnh Anh Tuấn nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc bồi dưỡng, đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ điều tra cạnh tranh nhằm tăng cường năng lực thực thi của cơ quan cạnh tranh. Ông Tuấn cũng định hướng nội dung đào tạo tập trung vào các kỹ năng cơ bản trong phân tích, điều tra vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, đi theo tiến trình thời gian của một vụ việc thông thường từ kỹ năng phát hiện manh mối, dấu hiệu của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, điều tra tiền tố tụng, đánh giá sơ bộ đến các bước trong điều tra chính thức, gồm: xây dựng giả thuyết điều tra, lập kế hoạch điều tra, quản lý rủi ro, phân tích chứng cứ và xây dựng báo cáo điều tra, đề xuất định hướng giải quyết vụ việc.
Ông Trịnh Anh Tuấn – Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng phát biểu khai mạc Khóa đào tạo
Tại Khóa đào tạo, các diễn giả đã giới thiệu quy định pháp luật liên quan đến kiểm soát hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, hướng dẫn nội dung và cách thức thực hiện các bước cơ bản trong điều tra hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, trong đó có lồng ghép một số vụ việc thực tế và kinh nghiệm thực thi của cơ quan cạnh tranh Việt Nam và các cơ quan cạnh tranh khác trên thế giới như Ủy ban Cạnh tranh và người tiêu dùng Úc (ACCC), Ủy ban Thương mại lành mạnh Nhật Bản (JFTC)…
Ông Phùng Văn Thành – Phó Trưởng phòng, Phòng Điều tra vụ việc hạn chế cạnh tranh thuyết trình tại Khóa đào tạo
Ông Okumura Tsuyoshi thuyết trình trong Khóa đào tạo
Tại Việt Nam, hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh không chỉ bị điều chỉnh bởi pháp luật về cạnh tranh, mà còn chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Hình sự (tại Điều 217). Do đó, việc điều tra thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo quy định hiện hành sẽ hàm chứa nhiều nội dung, nhiệm vụ và kỹ năng phức tạp hơn. Đồng thời, việc phát hiện dấu hiệu thỏa thuận hạn chế cạnh tranh không hề dễ dàng, do các chủ thể tham gia thỏa thuận có xu hướng ngầm hóa hoặc áp dụng các biện pháp nhằm che giấu hành vi vi phạm.
Tại Khóa đào tạo, diễn giả Phạm Hải Bình đã trình bày những kiến thức và kỹ năng về phát hiện manh mối, dấu hiệu vi phạm cũng như kỹ năng lập ma trận chứng cứ chứng minh hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trên cơ sở tham khảo một số kỹ năng trong điều tra tội phạm về kinh tế.
Ông Phạm Hải Bình – Giảng viên Học viện Cảnh sát nhân dân thuyết trình tại Khóa đào tạo
Sau mỗi phần trình bày lý thuyết, học viên tham gia Khóa đào tạo đều được tham gia thực hành, thảo luận nhóm thông qua các tình huống giả định dưới sự dẫn dắt, định hướng của Chủ tọa và sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các giảng viên.
Các học viên tham gia thảo luận nhóm tại Khóa đào tạo
Các học viên tham gia thảo luận nhóm tại Khóa đào tạo
Các học viên tham gia thảo luận nhóm tại Khóa đào tạo
Các học viên tham gia thảo luận nhóm tại Khóa đào tạo
Với thời lượng đào tạo trong vòng 03 ngày, Khóa đào tạo chưa thể cung cấp đầy đủ toàn bộ các kỹ năng trong điều tra vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, chẳng hạn như kỹ năng thẩm vấn, lấy lời khai, kỹ năng khám xét… Mặc dù vậy, Khóa đào tạo này đã giúp truyền tải tới các học viên những kỹ năng cơ bản nhất, tạo nền tảng để tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các kỹ năng khác trong điều tra vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong tương lai./.