BVNTD

Tình hình nhập khẩu ô tô và các linh kiện

07/09/2022

Tiềm năng phát triển công nghiệp ô tô phụ thuộc vào 3 yếu tố: quy mô và cơ cấu dân số, mức thu nhập bình quân đầu người, và số xe trung bình/1000 dân. Những nước được xem là có tiềm năng nếu có dân số đông và cơ cấu dân số trẻ, có mức thu nhập bình quân đầu người đạt ngưỡng 3.000USD và bước vào thời kỳ motorization (số xe trung bình đạt ngưỡng 50 xe/1000 dân). Xét theo những yếu tố này, trong các nước ASEAN có Indonesia, Philippines và Việt Nam là những nước có tiềm năng lớn nhất hiện nay. Thị trường ô tô Malaysia đã ở giai đoạn bão hoà, còn Thái Lan sắp bước vào giai đoạn bão hoà (250 xe/1000 dân).

Hiện nay, Việt Nam có hơn 350 doanh nghiệp liên quan đến ô tô, với tổng công suất lắp ráp thiết kế khoảng 680.000 xe/năm. Trong số 350 doanh nghiệp liên quan đến ô tô, có hơn 40 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô; 45 doanh nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe, thùng xe; 214 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô… với sản lượng sản xuất lắp ráp trong nước đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xe dưới 9 chỗ ngồi trong nước. Tổng công suất lắp ráp theo thiết kế khoảng 755 nghìn xe/năm, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 35%, doanh nghiệp trong nước chiếm khoảng 65%. Tổng công suất lắp ráp theo thiết kế đối với xe dưới 9 chỗ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước. Trong 3 năm trở lại đây, sản lượng sản xuất, lắp ráp xe dưới 9 chỗ trên thực tế đã đáp ứng khoảng 70% nhu cầu trong nước. Các chủng loại xe tải nhẹ dưới 7 tấn, xe khách từ 25 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng sản xuất trong nước đã đạt tỷ lệ nội địa hóa cao (khoảng 50% đối với xe tải nhẹ và trên 60% đối với xe khách), đạt mục tiêu đề ra, đáp ứng cơ bản nhu cầu thị trường nội địa. Trong đó, một số loại sản phẩm (xe khách, xe con do Thaco sản xuất, lắp ráp) đã xuất khẩu sang thị trường Thái Lan, Philippines…

Ô tô là sản phẩm được cấu thành từ hơn 3.000 phụ tùng, linh kiện khác nhau (đối với ô tô con, số linh kiện, phụ tùng có thể từ hơn 20.000 đến 30.000 – tính theo những linh kiện nhỏ nhất) được sản xuất từ nhiều ngành nghề khác nhau, chủ yếu là cơ khí, điện tử, cao su-nhựa, trong đó nhiều phụ tùng lại được lắp ráp từ vài chục đến vài trăm linh kiện như động cơ, hộp số. Theo cách phân loại trình độ công nghệ các ngành chế tạo của UNIDO, ô tô được xếp vào nhóm các ngành công nghiệp có công nghệ trung bình-cao, nhưng thực chất trong số hàng ngàn phụ tùng, linh kiện, mỗi loại cần công nghệ sản xuất khác nhau, từ công nghệ trung bình thấp (như một số sản phẩm ép nhựa đơn giản), đến những công nghệ cao, phức tạp (như hộp số, động cơ). Thậm chí có thể là tích hợp những công nghệ hiện đại nhất thế giới (như hệ thống điều khiển, xe tự lái, v.v.).

Tình hình nhập khẩu ô tô

Thị trường ô tô tại Việt Nam bị ảnh hưởng khá lớn bởi nhu cầu thị trường, sản xuất trong nước và các chính sách thuế, điều kiện nhập khẩu và lệ phí. Khi sản xuất ô tô trong nước chưa phát triển thì ô tô nhập khẩu với giá cả cạnh tranh, chất lượng vẫn là lựa chọn của đại đa số người dân. Dù đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, nhưng lượng xe ô tô nhập khẩu về Việt Nam trong tháng 7/2021 vẫn tăng cao.

Cụ thể, theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 7/2021, lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu ước đạt 17.000 xe, với giá trị nhập khẩu là 332 triệu USD. Như vậy, trung bình mỗi xe ô tô nhập khẩu về Việt Nam trong tháng 7/2021 có giá trị khoảng 19.500 USD (tương đương khoảng 450 triệu đồng). Tính tổng 7 tháng đầu năm 2021, lượng ô tô nguyên chiếc được nhập khẩu về Việt Nam đạt khoảng 98.000 chiếc, tổng giá trị nhập khẩu là 2,1 tỷ USD, tăng 116,9% về số lượng xe và tăng 111,4% về giá trị nhập khẩu so với cùng kỳ năm 2020. Theo Tổng cục Hải quan, lượng xe nhập về Việt Nam phần lớn từ các thị trường miễn giảm thuế, chủng loại chủ yếu là xe du lịch dưới 9 chỗ ngồi giá rẻ từ Indonesia, Thái Lan. Hai thị trường này chiếm đến 80% tổng lượng xe con nhập khẩu nguyên chiếc.

Giai đoạn 2007-2012:

Từ năm 2007 đến năm 2012, lượng xe nhập khẩu dao động trung bình từ 30.000 đến 50.000 chiếc mỗi năm. Riêng năm 2008 do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhập khẩu ô tô sụt giảm mạnh chỉ còn hơn 12.000 chiếc, nhưng ngay sau đó năm 2009, nhập khẩu ô tô đã gia tăng mạnh mẽ đạt trên 80.000 xe.

Năm 2007, thuế nhập khẩu được điều chỉnh giảm ba lần (100% – 80% – 70% – 60%), kèm theo sự bùng nổ của thị trường chứng khoán đã giúp cho thị trường ô tô trong nước tăng trưởng mạnh (sản lượng tăng 97%, doanh số bán tăng 114%).

 Sang năm 2008, thị trường chứng khoán vẫn tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, thuế nhập khẩu tăng trở lại mức 83% sau hai lần điều chỉnh (60% – 70% – 83%), thuế trước bạ cũng được điều chỉnh tăng, và cuối năm 2008 khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt đầu lan rộng, thị trường chứng khoán không còn sôi động, nên nhập khẩu và doanh số bán tuy có tăng nhưng không cao như năm 2007.

Năm 2009, tình hình kinh tế thế giới và trong nước không khả quan, thuế tiêu thụ đặc biệt mới được áp dụng và lệ phí trước bạ được nâng từ 10 lên 12%. Tuy nhiên, giữa năm 2009, Chính phủ đưa ra gói kích thích kinh tế, giảm 50% lệ phí trước bạ và 50% thuế giá trị gia tăng cho ô tô, khiến nhập khẩu và doanh số bán ô tô năm 2009 lại tăng lên.

Ba năm tiếp theo, từ 2010 – 2012, kinh tế vĩ mô vẫn chưa phục hồi, các chính sách thuế, phí và lệ phí có nhiều thay đổi khiến cả sản lượng và doanh số bán đều suy giảm. Một số chính sách đáng chú ý trong giai đoạn này là là quy định tăng khung lệ phí trước bạ từ 10-15% lên 10-20% năm 2011, đề xuất thu phí hạn chế phương tiện giao thông của Bộ GTVT đưa ra vào cuối năm 2011, quyết định áp dụng tăng lệ phí trước bạ từ 12 lên 20% từ 1/1/2012… Ngoài ra, việc Bộ Công Thương cũng ban hành Thông tư 20/2011/TT-BCT quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu xe ô tô chở người loại từ 09 chỗ ngồi trở xuống đã khiến hoạt động nhập khẩu ô tô chững lại do nhiều doanh nghiệp nhập khẩu ô tô không đáp ứng được các điều kiện bắt buộc của thông tư 20 về giấy ủy quyền chính hãng. Do vậy từ năm 2012 trở đi nhập khẩu ô tô đã giảm xuống.

Có thể thấy trong giai đoạn 2007-2009, xe tải và xe con 9 chỗ ngồi trở xuống có nhiều biến động, trong khi các phân khúc khác không có nhiều thay đổi. Sự tăng trưởng kinh tế trong nước từ 2006-2008 có thể là nguyên nhân xe tải được tiêu thụ nhiều để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ năm 2009 trở đi, kinh tế đi xuống, xăng, thuế và phí tăng có thể là những nguyên nhân khiến doanh số bán và nhập khẩu xe tải giảm. Đáng chú ý, năm 2009, mặc dù có chính sách kích cầu nhưng tiêu thụ xe tải vẫn giảm, chứng tỏ thị trường xe tải không bị ảnh hưởng từ gói kích thích kinh tế của chính phủ.

Từ 2007 – 2009 thị trường xe 9 chỗ ngồi trở xuống tăng trưởng mạnh, doanh số bán năm 2009 tăng gấp 1,5 lần năm 2008, 3,35 lần so với năm 2008 (từ 14.079 lên 47.106 xe), và tăng gấp 1,5 lần so với năm 2008. Trong đó, nhập khẩu ô tô con năm 2009 (47.105 chiếc) cũng tăng 1,7 lần so với năm 2008 và tăng 3,35 lần so với năm 2007 (14.079 chiếc). Điều này chứng tỏ, gói kích cầu năm 2009 có tác động lớn đến các phân khúc xe cá nhân. Từ 2009 trở đi, thị trường ô tô nói chung có xu hướng giảm thì riêng phân khúc xe 5 chỗ chỉ giảm nhẹ năm 2010 và năm 2011, và đến năm 2012 mới giảm mạnh. Nhập khẩu ố tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống 2,55 lần từ mức 34.898 chiếc năm 2011 xuống còn 13.696 chiếc, thấp hơn so với năm 2007. Biến động của thị trường từ 9 chỗ ngồi trở xuống chỗ cho thấy, thị trường ô tô nói chung nhạy cảm với những thay đổi về chính sách, nhưng chịu tác động mạnh nhất vẫn là dòng xe cá nhân, đặc biệt là xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống.

Giai đoạn 2012 đến nay:

Sau sự sụt giảm cả về sản xuất và doanh số bán ô tô năm 2012, các cơ quan hoạch định chính sách đã phối hợp với các doanh nghiệp ô tô để tìm giải pháp thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô trong nước phát triển. Công nghiệp ô tô được lựa chọn là một trong sáu ngành Nhật Bản và Việt Nam hợp tác phát triển trong khuôn khổ Chiến lược công nghiệp hoá Việt Nam – Nhật Bản. Chiến lược này được phê duyệt năm 2013 và Kế hoạch hành động phát triển công nghiệp ô tô và phụ tùng ô tô theo Chiến lược này được phê duyệt năm 2015.

Song song với nỗ lực hợp tác với Nhật Bản, Việt Nam cũng xây dựng và công bố Chiến lược và Quy hoạch phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025 tầm nhìn 2035. Những động thái tích cực từ phía cơ quan hoạch định chính sách, cùng với nhu cầu sử dụng xe ô tô tăng lên, sự cắt giảm thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ ASEAN (giảm mỗi năm 10% từ 2014 đến 2017), thị trường ô tô Việt Nam từ 2012 đến nay tăng trưởng bình quân là 27,6%/năm. Trong giai đoạn này một số chính sách thuế mới cũng ra đời, thuế nhập khẩu giảm mạnh theo cam kết WTO, lộ trình cắt giảm thuế trong ASEAN được công bố (cắt giảm mỗi năm 10 điểm phần trăm cho đến năm 2017 trước khi giảm hoàn toàn về 0% từ năm 2018).

Sau khi lệ phí trước bạ chính thức giảm 50% từ ngày 28.6.2020, ô tô sản xuất lắp ráp trong nước tiếp tục có thể giảm giá bán do thuế suất thuế nhập khẩu nhiều loại linh kiện để lắp ráp ô tô mà trong nước chưa sản xuất được sẽ chính thức giảm về mức 0% từ ngày 10.7.2020. Theo quy định tại khoản 1, Điều 7b được bổ sung của Nghị định 57/2020, thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% áp dụng từ ngày 10.7 đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được để sản xuất, gia công (lắp ráp) các sản phẩm hỗ trợ ưu tiên phát triển cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô (gọi tắt là sản phẩm CNHT ô tô).

Cấu trúc thuế tiêu thụ đặc biệt được điều chỉnh nhằm tạo thị trường cho các dòng xe nhỏ, và tăng thuế đối với các dòng xe dung tích xilanh lớn, tiêu hao nhiều nhiên liệu. Cơ sở tính thuế tiêu thụ đặc biệt cũng được điều chỉnh nhằm tạo sự công bằng giữa xe trong nước và xe nhập khẩu. Ngoài ra, công nghiệp ô tô và phụ tùng ô tô cũng được đưa vào danh mục các ngành nghề ưu tiên phát triển, được hưởng ưu đãi đầu tư theo Luật Đầu tư 2020 (có hiệu lực từ ngày 26/3/2021). Tất cả sự điều chỉnh chính sách trong giai đoạn này đều phù hợp với các giải pháp đề xuất trong Kế hoạch hành động, và chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, tạo thuận lợi cho sự tăng trưởng nhanh của thị trường ô tô trong nước.

7.1.2. Thị trường và cơ cấu nhập khẩu ô tô

Đánh giá về thực trạng ngành ô tô, Bộ Công thương cũng nhìn nhận các doanh nghiệp đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm nhập khẩu. Trước hết là ô tô từ các nước ASEAN như Thái Lan, Indonesia và trong vòng 7-10 năm tới là các sản phẩm ô tô từ các quốc gia thành viên của Hiệp định thương mại tự do VN – EU, Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương – CPTPP (có nhiều quốc gia hàng đầu về sản xuất xe hơi). 652% là mức tăng nhập ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm 2018.

Trong năm 2020, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, số lượng ô tô nhập khẩu về Việt Nam đã sụt giảm rất mạnh so với năm 2019. Điều này có liên quan mật thiết đến việc dịch Covid-19 tác động khiến thị trường giảm tiêu thụ ô tô. Cụ thể, số lượng ô tô nhập khẩu trong tháng 12 đạt 12.690 chiếc, (tăng 3,7% so với tháng trước), tương ứng 308 triệu USD. Thái Lan vẫn là nơi cung cấp ô tô chính cho Việt Nam với 7.696 chiếc, tiếp đến là Indonesia với 2.352 chiếc và Trung Quốc với 1.158 chiếc. Số lượng xe nhập khẩu từ 3 thị trường này chiếm tới 88% tổng lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng cuối cùng của năm 2020.

Xét số liệu chung, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản là 5 nước dẫn đầu xuất khẩu ô tô sang Việt Nam với kim ngạch nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc các loại đạt 1,93 tỷ USD (chiếm 82,4% kim ngạch nhập khẩu ô tô cả nước) với 87.708 chiếc (chiếm 86.7% số lượng nhập khẩu ô tô cả nước).

Bảng 11: Thị trường cung cấp ô tô cho Việt Nam 5 tháng đầu năm 2020

Thị trường cung cấp

Lượng (chiếc)

Trị giá (USD)

Tổng

36.798

811.244.027

Thái Lan

15.877

340.725.683

Indonesia

15.783

200.811.236

Trung Quốc

1.537

64.762.506

Nhật Bản

1.197

52.709.787

Đức

510

30.496.033

Mỹ

363

19.775.011

Hàn Quốc

348

17.276.835

Nga

165

15.978.238

Anh

113

10.050.059

Ấn Độ

43

8.123.855

Canada

11

1.530.479

Pháp

8

769.897

 

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan

 

 

 

 

Bảng 12: Tình hình sản xuất và nhập khẩu mặt hàng ô tô năm 2020

 

Chủng loại

Năm 2020

Tăng/ giảm so với năm 2019

Lượng (chiếc)

Trị giá (triệu USD)

Lượng (%)

Trị giá (%)

1

Nhập khẩu ô tô các loại và linh kiện phụ tùng

 

 

 

 

1.1

Ô tô nguyên chiếc các loại

105.201

2.349,1

-24,6

-25,6

 

Ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống

75.576

1.421,3

-26,2

-27,6

 

Ô tô trên 9 chỗ ngồi

455

10,0

-25,0

-37,2

 

Ô tô vận tải

22.420s

560,3

-26,3

-26,7

2

Sản xuất và tiêu thụ ô tô

244.667

 

 

 

2.1

Sản xuất

296.878

 

-32,7

 

2.2

Tiêu thụ

 

 

-8

 

 

Xe lắp ráp trong nước

187.715

 

-0.8

 

 

Xe nhập khẩu

109.163

 

-18.2

 

Nguồn: Theo tính toán của Tổng cục Hải quan

Năm 2020, lượng xe con nhập khẩu vào Việt Nam đạt 75.576 chiếc, chiếm gần 72% lượng xe nhập khẩu cả nước; xe tải đạt 22.420 chiếc; xe bus đạt 455 chiếc.

Năm 2020, nhập khẩu ô tô từ ASEAN dẫn đầu về số lượng xe và trị giá chiếm đến 83,3% số lượng nhập khẩu ô tô của cả nước và chiếm đến 65,2% kim ngạch nhập khẩu ô tô các loại của cả nước, trong đó nhập khẩu ô tô từ Thái Lan đạt 52.674 chiếc, bằng phân nửa lượng xe nhập khẩu của cả nước. Nhập khẩu ô tô từ ASEAN vẫn chủ yếu là xe con. Nhập khẩu ô tô giảm ở hầu hết các thị trường, chỉ tăng nhập khẩu từ Trung Quốc, Hoa Kỳ. Riêng nhập khẩu ô tô từ Trung Quốc tăng mạnh 46,7% về số lượng và 35,9% về giá trị, tăng hầu hết ở các loại xe, trong đó tăng mạnh nhất ở xe con và xe khách với giá nhập khẩu xe con tương đối thấp, bằng khoảng 1/2 giá nhập khẩu trung bình từ các nước.

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 13: Thị trường cung cấp ô tô cho Việt Nam năm 2020

Thị trường cung cấp

Năm 2020

Tăng/giảm so với năm 2019

Lượng (chiếc)

Trị giá (triệu USD)

Lượng (%)

Trị giá (%)

Tổng

105.201

2.349,1

-24,55

-25,62

ASEAN

87.717

1.511,7

-27,32

-29,80

Thái Lan

52.674

1.072,9

-28,93

-29,74

Indonesia

35.043

438,8

-24,74

-29,94

Trung Quốc

7.420

275,6

46,70

35,89

Nhật Bản

2.431

110,1

-19,93

-32,09

Hoa Kỳ

1.530

72,8

11,76

16,08

EU

1.341

87,2

-35,84

-35,43

Đức

986

54,7

-33,02

-39,08

Anh

341

31,2

-38,87

-15,29

Pháp

14

1,3

-77,05

-84,55

Nga

868

50,1

-40,01

-46,89

Ấn Độ

151

29,4

-24,50

-56,42

Canada

25

2,7

-26,47

-57,92

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan

7.1.3. Nhập khẩu ô tô từ ASEAN

Theo số liệu từ Tổng cục Hải Quan, trong tháng 2.2021, các DN kinh doanh ô tô tại Việt Nam đã nhập khẩu tổng cộng 10.039 ô tô nguyên chiếc các loại, với tổng kim ngạch hơn 209 triệu USD. Kết quả này, tăng gần 1.700 xe tương đương 20,3% nhưng kim ngạch nhập khẩu ô tô lại giảm 1,6% so với tháng đầu năm 2021.

Ô tô sản xuất, lắp ráp từ Thái Lan vẫn chiếm đa số trong tổng lượng xe nhập khẩu vào Việt Nam tháng 2.2021. Cụ thể, số liệu từ Tổng cục Hải Quan cho thấy DN kinh doanh ô tô tại Việt Nam đã nhập khẩu 5.196 ô tô nguyên chiếc các loại từ Thái Lan, tăng 855 xe so với tháng 1.2021 và chiếm hơn 50% tổng lượng ô tô nhập khẩu vào Việt Nam tháng 2.2021. Tính bình quân, mỗi chiếc ô tô nhập khẩu từ Thái Lan có giá khoảng 19.563 USD, chưa bao gồm thuế, phí. Trong đó, chủ yếu là xe bán tải, SUV 7 chỗ, hatchback 5 cửa và một số mẫu sedan hạng B, C…

Ô tô nguyên chiếc nhập khẩu từ Indonesia cũng chiếm 3.300 xe, tương đương trị giá nhập khẩu đạt 40.078 USD. Phần lớn trong số đó là xe MPV phổ thông 5+2 chỗ ngồi, ô tô cỡ nhỏ hạng A…

Như vậy, lượng xe từ Thái Lan, Indonesia… nhập khẩu vào Việt Nam chiếm 8.400 xe với tổng giá trị ước tính lên tới 141 triệu USD. Điều này xuất phát từ việc ô tô nguyên chiếc sản xuất từ các quốc gia trong khu vực ASEAN nhập khẩu vào Việt Nam vẫn đang được hưởng chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu 0% theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).

Bảng 14: Nhập khẩu xe nguyên chiếc từ ASEAN giai đoạn 2017-2020

 

Số lượng xe nhập khẩu (chiếc)

Giá trị nhập khẩu (1.000USD)

2017

2018

2019

2020

2017

2018

2019

2020

Indonesia

28.313

17.146

46.562

35.043

293.376,266

269.000

35.326

438.776.203

Thái Lan

33.402

55.364

74.115

52.674

702.864,421

1.089.000

440.329

1.072.884.902

ASEAN

61.715

72.506

120.677

87.717

996.240,687

1.358.000

475.655

1.511.661.105

Tổng

97.200

78.200

140.301

105.201

2.237.006

1.800.000

2.982.658

2.349.093.513

%

63,5

92,7

86,0

83,4

44,5

75,4

15,9

64,4

            Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan

            7.2. Nhập khẩu linh kiện, phụ tùng

Thống kê vừa được Tổng cục Hải quan công bố cho thấy, năm 2020, các doanh nghiệp Việt Nam đã chi hơn 4 tỷ USD nhập khẩu linh kiện và phụ tùng ô tô để phục vụ sản xuất kinh doanh, giảm 3,8% so với năm trước. Cụ thể, Tổng cục Hải quan ghi nhận, trong tháng 12/2020 có 527 triệu USD linh kiện và phụ tùng ô tô các loại được các doanh nghiệp nhập khẩu vào nước ta, trong khi đó con số này của tháng trước là 427 triệu USD. Như vậy, linh kiện và phụ tùng ô tô các loại được nhập về Việt Nam trong tháng 12 đã tăng 23,4% so với tháng trước.

Về thị trường cung cấp

Thị trường cung cấp linh kiện, phụ tùng cho ngành công nghiệp ô tô của Việt nam rất đa dạng, chủ yếu là Hàn Quốc với 154 triệu USD, tăng 36,2%; từ Nhật Bản với 93 triệu USD, tăng 17%; từ Trung Quốc với 88 triệu USD, tăng 16,7%; từ Thái Lan với 87 triệu USD, tăng nhẹ 0,6% so với tháng trước. Tính chung, linh kiện và phụ tùng ô tô nhập khẩu từ 4 thị trường, nước xuất xứ này là 522 triệu USD, chiếm tỷ trọng 80% trong tổng trị giá nhập khẩu linh kiện và phụ tùng ô tô của cả nước trong
tháng qua.

 

 

 

 

 

Bảng 15: Thị trường cung cấp linh kiện phụ tùng ô tô cho Việt Nam năm 2020

Thị trường
cung cấp

Tháng 9/2020
(USD)

Thay đổi
so T8/2020

(%)

Thay đổi
so T9/2019

(%)

Tỷ trọng
T9/2020 (%)

9T/2020
(USD)

Thay đổi
so 9T/2020

(%)

Tỷ trọng
9T/2020 (%)

Tổng

383.753.952

21,03

14,10

100,00

2.661.432.639

-13,47

100,00

Hàn Quốc

102.237.518

29,40

10,26

26,64

700.885.761

-20,15

26,33

ASEAN

111.303.941

31,66

56,60

29,00

632.793.970

-4,63

23,78

Thái Lan

85.496.428

21,68

76,27

22,28

474.360.947

3,83

17,82

Indonesia

20.223.018

120,42

14,10

5,27

117.358.469

-28,81

4,41

Malaysia

3.156.006

-8,25

-16,32

0,82

27.005.431

1,67

1,01

Philippines

2.428.489

46,18

125,20

0,63

14.069.123

-7,78

0,53

Nhật Bản

64.094.471

9,99

8,05

16,70

483.746.280

-12,17

18,18

Trung Quốc

54.735.432

12,64

-10,72

14,26

441.503.525

-17,24

16,59

Ấn Độ

18.537.464

-1,60

24,42

4,83

118.111.943

-11,47

4,44

EU

4.151.747

-46,63

-68,14

1,08

84.386.352

-47,38

3,17

Đức

1.936.437

-7,53

-72,74

0,50

42.744.324

-61,85

1,61

Hà Lan

1.652.252

-68,03

-67,82

0,43

32.440.633

-20,42

1,22

Italy

437.209

2,09

273,06

0,11

2.849.666

10,91

0,11

Tây Ban Nha

125.849

40,50

-81,47

0,03

6.351.729

27,28

0,24

Hoa Kỳ

1.004.994

-9,98

-77,65

0,26

12.531.342

-31,92

0,47

Thổ Nhĩ Kỳ

86.335

-50,40

-92,68

0,02

4.885.707

-53,87

0,18

Belarus

 

 

 

0,00

121.245

-55,23

0,00

Brazil

 

-100,00

-100,00

0,00

2.330.507

-62,24

0,09

 

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan

 

 

Hình 8: Tỷ trọng thị trường cung cấp linh kiện phụ tùng ô tô cho Việt Nam

Năm 2019

Năm 2020

ây  ô tô sách về địa bàn đầu tư;ướng Chính phủ ướcchiếcg và Nhà nướcớc600 tỷ đồng, bao gồm thuế nội địa 9.600 tỷ đồng, thuế nhâNguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan

 

Hình 9: Nhập khẩu ô tô theo số lượng giai đoạn 2011-2020 (đơn vị: chiếc)

Hình 10: Nhập khẩu ô tô theo giá trị giai đoạn 2011-2020 (đơn vị tính: nghìn USD)

  1. guồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan

Nguồn: VAMA, Aseansc tổng hợp

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xin thông báo về việc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp và đề nghị rút tiền ký quỹ của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Sen Việt Group căn cứ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 52 Nghị định 40/2018/NĐ