BVNTD

Tòa sơ thẩm châu Âu đã bác bỏ khoản phạt áp với Mitsubishi và Toshiba đối với việc họ tham gia vào cartel thị trường thiết bị đóng ngắt bộ cách điện bằng khí (GIS)

22/07/2019

edf40wrjww2News:News_Content

Theo quyết định ngày 24 tháng 1 năm 2001, Ủy ban Châu Âu đã áp các khoản phạt lên tổng số 750,71 triệu đối với 20 công ty Châu Âu và Nhật Bản do tham gia vào cartel tại thị trường GIS. GIS được sử dụng như là một cấu phần quan trọng cho các trạm điện để chuyển dòng điện từ cao thế sang thấp và ngược lại. Chức năng của nó là để bảo vệ máy biến thế không bị quá tải và/hoặc ngắt dòng điện và máy biến thế bị hỏng.

Những công ty tham gia vào cartel đã hoàn tất một thỏa thuận nhằm hợp tác hoạt động thương mại của họ trên khắp thế giới và phát triển một hệ thống hạn ngạch nhằm xác định thị phần mỗi nhóm có thể chia sẻ cho các thành viên của mình.

Theo Ủy ban Châu Âu, các thành viên tham gia cartel cũng hoàn tất một ghi nhớ (không bằng văn bản) để giữ thị trường Châu Âu cho các công ty Châu Âu tham gia cartel và thị trường Nhật Bản cho các công ty Nhật Bản tham gia cartel. Trong quyết định của mình, Ủy ban Châu Âu kết luận rằng cartel này đã hoạt động từ 15 tháng 4 năm 1988 đến 11 tháng 5 năm 2004.

Những công ty bị phạt đã kiện ra Tòa sơ thẩm châu Âu để yêu cầu hủy bỏ quyết định của Ủy ban Châu Âu và giảm tiền phạt cho từng công ty. Trong số các công ty Nhật bản, Mitsubishi Electric (€118,58 triệu) và Toshiba (€90,9 triệu) là hai công ty bị phạt nặng nhất.  

Trong các phán quyết ngày hôm nay, Tòa đã kết luận rằng, cam kết bị cáo buộc của các công ty Nhật Bản, theo như ghi nhớ không bằng văn bản, không tham gia thị trường Châu Âu đã cấu thành một vi phạm về các quy định cạnh tranh của Liên minh Châu Âu.

Theo đó, Tòa cho rằng, sự tồn tại của một ghi nhớ không bằng văn bản được chứng minh trực tiếp bởi các tuyên bố của một số công ty tham gia vào cartel và bởi các tuyên thệ làm chứng của các nhân viên của những công ty này.

Thứ hai, Tòa xác nhận sự tồn tại của một cơ chế thông báo và cơ chế liên quan đến hệ thống hạn ngạch, được cam kết bởi những bản tuyên bố của một số thành viên tham gia cartel và bởi một người làm chứng đáng tin cậy. Tòa lưu ý rằng các công ty Nhật Bản tránh tham gia vào thị trường Châu Âu và các công ty Châu Âu tham gia cartel cam kết thông báo cho phía Nhật Bản các kết quả phân bổ các dự án GIS trong một số nước Châu Âu và đưa thông tin dự án lên hệ thống hạn ngạch. Kết quả là, các công ty Châu Âu tham gia cartel chủ động cam kết không tham gia đấu thầu một số dự án GIS tại một số thị trường quốc tế, bên cạnh cam kết của họ về việc không tham gia vào thị trường Nhật Bản. Các công ty Châu Âu tham gia cartel coi các công ty Nhật Bản tham gia cartel là các đối thủ cạnh tranh tiềm năng mà đáng nhẽ có thể đã vào thị trường Châu Âu. Nếu họ không làm vậy chẳng qua là vì họ đã cam kết không vào thị trường này.

Tòa vì thế tuyên bố rằng cơ chế đó tạo thành một kết nối giữa các hoạt động cấu kết tại thị trường Châu Âu và các nhà sản xuất Nhật Bản. Vì thế nó cấu thành bằng chứng không trực tiếp của ghi nhớ không bằng văn bản nêu trên.

Vì vậy, Tòa giữ nguyên quyết định của Ủy ban Châu Âu rằng các công ty Nhật Bản tham gia cartel đã tham gia vào ghi nhớ không bằng văn bản nêu trên và vì thế, đã tham gia vào cartel.

Tiếp đó, Tòa tán thành phương pháp Ủy ban Châu Âu sử dụng để tính toán tiền phạt đối với các công ty Nhật Bản tham gia cartel. Do Ủy ban Châu Âu không sử dụng cùng năm tham khảo đối với Mitsubishi Electric và Toshiba (2001) và các công ty Châu Âu tham gia cartel (2003), Tòa kết luận rằng Ủy ban không đối xử công bằng giữa các nhà sản xuất Nhật Bản và các nhà sản xuất Châu Âu.

Tòa nhận thấy rằng Ủy ban Châu Âu đã tiến hành theo cách đó để lưu ý thực tế rằng đối với phần lớn giai đoạn vi phạm, Mitsubishi Electric và Toshiba đã tham gia vào cartel như những công ty riêng lẻ, và không phải là một phần của liên doanh của họ, Tập đoàn TM T&D. Kết quả là, khi tính toán các mức phạt đối với các công ty đó, Ủy ban xem xét doanh thu của họ cho năm trước khi thành lập TM T&D. Tuy nhiên, mặc dù mục tiêu do Ủy ban theo đuổi là hợp pháp, Tòa kết luận rằng Ủy ban đáng lẽ đã có thể sử dụng các phương pháp khác để đạt được mục tiêu của mình mà không phải đối xử không công bằng giữa các nhà sản xuất Nhật bản và các nhà sản xuất Châu Âu.

Vì vậy, Tòa kết luận rằng Ủy ban đã vi phạm quy tắc đối xử bình đẳng và bãi bỏ khoản phạt áp cho hai công ty nêu trên.

Liên quan đến Tập đoàn Fuji, Tòa nhận thấy rằng Ủy ban đã quyết định rằng, đối với những vi phạm thực hiện trước  ngày 1 tháng 10 năm 2002, khoản phạt  €2,4 triệu phải được cùng trả bởi Fuji Electric Holdings (‘FEH’) (Công ty cổ phần điện Fuji)- công ty cổ phần của tập đoàn và bởi Fuji Electric Systems (‘FES’) (Công ty hệ thống điện Fuji)- một công ty con của công ty mẹ.

Vì vậy, Tòa nhận thấy rằng FEH và FES đã cung cấp cho Ủy ban đầy đủ thông tin liên quan đến cartel cho giai đoạn trước  ngày 1 tháng 10 năm 2002, mà Ủy ban đáng lẽ phải xem xét khi tính toán các mức phạt phù hợp với Thông báo ân huệ.

Vì lý do đó, Tòa đã áp một khoản tiền phạt riêng là 2,2 triệu đối với Fuji Electric- công ty ra đời ro sáp nhập giữa FEH và FES vào ngày 01 tháng 4 năm 2011.

Cuối cùng, Tòa bác bỏ toàn bộ hành động của Hitachi.

                                                                                                                         Nguồn: Trung Thướng theo EC

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xin thông báo về việc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp và đề nghị rút tiền ký quỹ của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Sen Việt Group căn cứ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 52 Nghị định 40/2018/NĐ