BVNTD

Tổng quan ngành công nghiệp ô tô khu vực ASEAN

22/05/2024

Tổng quan ngành công nghiệp ô tô khu vực ASEAN

            1. Đặc điểm ngành công nghiệp ô tô trong khu vực

Khu vực ASEAN đang trở thành một trong những trung tâm sản xuất và tiêu thụ ô tô lớn trên thế giới. Trong 10 nước ASEAN, đến nay chỉ có 5 nước có hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô gồm Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam. Trong đó, các nước ASEAN4 có cùng xuất phát điểm như nhau, nhưng đến nay hiện trạng công nghiệp ô tô của mỗi nước có sự khác biệt lớn. Các nước ASEAN 4 đã có trên 30-40 năm phát triển, đặc biệt từ giữa những năm 1980 khi làn sóng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Nhật Bản vào khu vực ASEAN tăng mạnh, trong khi đó công nghiệp ô tô của Việt Nam mới chỉ thực sự phát triển trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào ngành này đòi hỏi sự hiểu biết thị trường vững chắc và tầm nhìn dài hạn liên quan đến các nguồn lực cần thiết để thâm nhập thị trường ô tô ASEAN đầy cạnh tranh.

Trong các quốc gia này, Thái Lan được biết đến với cái tên “Detroit của Châu Á” – từ lâu đã là nhà sản xuất ô tô chính trong số các nước ASEAN và đạt được vị trí nhất định trong ngành xuất khẩu ô tô. Theo cổng thông tin công nghiệp ô tô Marklines, quốc gia này đã sản xuất 2 triệu chiếc trong năm 2018 và xuất khẩu hơn một nửa sản lượng sang hơn 100 quốc gia. Ngành công nghiệp ô tô của Thái Lan đã chứng kiến ​​mức tăng trưởng 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái trong năm 2018 và chỉ có hơn 1 triệu chiếc được bán trong nước.

Bảng Sản lượng và doanh số bán của các nước ASEAN 2017 – 2020

2. Ảnh hưởng của thị trường khu vực đến ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Lượng xe nhập khẩu vào thị trường Việt Nam tăng cao sau hiệu ứng tác động từ chính sách giảm thuế nhập khẩu ô-tô về 0% theo cam kết tại Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA). Sản lượng ô-tô nhập khẩu bảy tháng đầu năm 2019 đã tăng 500% so cùng kỳ năm 2018 và đến hết tháng 9 là 100 nghìn chiếc.

Xe ô tô sản xuất ở nước ngoài nhập về Việt Nam ngày càng nhiều đã làm gia tăng sức ép đối với các doanh nghiệp trong nước, khiến cho chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam trở nên khó khăn. Do xuất phát điểm của ngành công nghiệp ô-tô Việt Nam chậm hơn khoảng 20 năm so với các nước trong khu vực và đặc thù tỷ lệ nội địa hóa thấp, giá thành cao, ngành sản xuất ô-tô Việt Nam không chỉ cạnh tranh với các nước đi trước mà còn phải cạnh tranh với sự phát triển của các nước trong khu vực như Mi-an-ma, Lào, Cam-pu-chia.

Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, công nghiệp ô-tô Việt Nam đang xuất hiện những điểm tích cực. Về phía cung, công ty cổ phần ô-tô Trường Hải tăng công suất dây chuyền lắp ráp, hãng xe VinFast sản xuất ô-tô mang thương hiệu Việt Nam. Về phía cầu, nhu cầu cho với xe nội địa tăng cao. Đặc biệt ngày 9/10/2020, Bộ Công an đã nghiệm thu 70 xe chỉ huy chiến đấu do VinFast sản xuất, được sử dụng làm xe chỉ huy trong lực lượng công an, làm nhiệm vụ dẫn đoàn tại các sự kiện quan trọng và phục vụ các lãnh đạo, chỉ huy.

Theo các chuyên gia, việc điều chỉnh chính sách thuế có thể làm hụt thu ngân sách trong ngắn hạn nhưng sẽ góp phần bảo vệ được thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và là cơ sở thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ô-tô Việt Nam.

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, sau khi thực hiện chương trình ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện ô tô 0% (theo Nghị định 125/2017 NĐ-CP), từ cuối năm 2017 đến nay đã có 13 doanh nghiệp đáp ứng điều kiện và đã được hoàn số thuế khoảng 9.500 tỷ đồng. Trong khi đó, theo số liệu tổng hợp của Bộ Tài chính, các doanh nghiệp tuy được hoàn thuế nhưng lại có đóng góp tăng cho ngân sách Nhà nước. Cụ thể năm 2018, chỉ 4 doanh nghiệp gồm: Toyota Việt Nam, TC Motor, Trường Hải và Ford Việt Nam đã nộp ngân sách tăng khoảng 7.300 tỷ đồng so với 2017 và năm 2019 nộp tăng khoảng 4.000 tỷ đồng so với 2018.

Theo các doanh nghiệp, việc ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện 0% giúp cho việc mua linh kiện từ khu vực ngoài ASEAN giảm chi phí và giá thành một số mẫu ô tô sản xuất lắp ráp trong nước giảm được từ 3-5%, qua đó giúp giảm giá bán. Nếu tiếp tục giảm thuế, phí sẽ giúp tăng sản lượng ô tô, như vậy ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ sẽ phát triển, đóng góp cho ngân sách Nhà nước tăng.

 

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xin thông báo về việc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp và đề nghị rút tiền ký quỹ của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Sen Việt Group căn cứ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 52 Nghị định 40/2018/NĐ