Có thể thấy sự phát triển của thời đại kinh tế số đã tác động đến xu hướng và làm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng nói chung và người tiêu dùng nữ nói riêng tại Việt Nam.
Xu hướng tiêu dùng chịu sự ảnh hưởng bởi nữ giới
Theo số liệu từ tập đoàn Ernst & Young, phái nữ là “thị trường mới nổi” lớn nhất trên thế giới, với thu nhập toàn cầu của họ dự kiến tăng từ 5 nghìn tỉ USD lên đến 18 nghìn tỉ USD trước năm 2018. Để dễ hình dung, con số này tương đương với gấp đôi tăng trưởng GDP của Trung Quốc và Ấn Độ. Việc được gọi là “một thị trường mới nổi” có lẽ là điều lạ lùng khi mô tả độ lớn về mặt kinh tế của một phần hai dân số thế giới, nhưng đó là sự thật. Phụ nữ quản lý hơn hai phần ba chi tiêu tiêu dùng và quản lý tới 39,6 nghìn tỷ đô la Mỹ tài sản trên toàn cầu (tăng 25% so với 5 năm trước đó). Do đó, không thể phủ nhận xu hướng nữ quyền trong tiêu dùng trên toàn cầu.
Xu hướng không trung thành với nhãn hàng
Khác với trước đây, khách hàng không trung thành đang trở thành điều bình thường trong xu hướng mua sắm hiện nay, không phải là điều gì quá ngạc nhiên đối với các doanh nghiệp.
Khi mua sản phẩm, khách hàng cân nhắc rất nhiều. Qua nghiên cứu của Nielsen cho thấy trung bình khách hàng cân nhắc khoảng 5 nhãn hàng trước khi quyết định mua sản phẩm. Đáng chú ý, khách hàng cân nhắc giá trị mà họ nhận được khi bỏ tiền ra mua sản phẩm, chứ không đơn thuần là giá cả. Tiếp đến, khách hàng cân nhắc đến chất lượng, tính năng và đặc biệt trong thời đại hiện nay là sự đơn giản, thuận tiện khi mua sắm.
Xu hướng mua sắm trực tiếp nhiều hơn ở các kênh thương mại hiện đại
Phù hợp với xu thế chung trên thế giới, đối với phương thức mua sắm trực tiếp, người tiêu dùng Việt Nam đang có xu hướng mua sắm ở các “chợ” hiện đại” (modern trade) ngày càng nhiều hơn thay vì tại các “chợ truyền thống”. Điều đó được thể hiện thông qua mức tăng trưởng về số lượng và quy mô của các siêu thị và trung tâm thương mại trên cả nước trong thời gian qua. Trong đó, sự phát triển, mở rộng nhanh chóng hơn của siêu thị, trung tâm thương mại cũng có xu hướng chuyển sáng các thành phố thứ cấp (“second cities”), tức các thành phố khác ngoài Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Kênh thương mại hiện đại không chỉ giới hạn tại siêu thị, trung tâm thương mại, mà còn ngày càng đa dạng, phong phú hơn với sự xuất hiện và phủ sóng rất nhanh chóng của mô hình “cửa hàng tiện ích”. Việt Nam được dự đoán là thị trường tiềm năng nhất khu vực về phát triển mô hình “cửa hàng tiện ích” với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2017-2021 ước đạt 37,4%, cao nhất so với các quốc gia láng giềng.
Xu hướng ưa chuộng mua sắm trực tuyến
Bên cạnh phương thức mua sắm trực tiếp tại các kênh “chợ truyền thống”, “chợ hiện đại” (siêu thị, trung tâm mua sắm, cửa hàng tiện ích…), người tiêu dùng Việt cũng đang có xu hướng ngày càng ưa chuộng mua sắm trực tuyến (online shopping).
Với 60% dân số sử dụng internet, doanh thu thương mại điện tử bán lẻ B2C đạt 8,06 tỷ đô la Mỹ, chi tiêu trung bình khoảng 202 đô la Mỹ mỗi người dân cho mua sắm trực tuyến trong năm 2018, Việt Nam ngày càng trở thành thị trường hấp dẫn để tăng trưởng tiêu dùng qua kênh thương mại điện tử.
Khi tham gia mua sắm trực tuyến, người tiêu dùng Việt kỳ vọng vào các chương trình khuyến mãi; sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian, có thể mua bất cứ lúc nào ở trong ngày và mua sắm không chỉ ở Việt Nam mà còn từ nước ngoài một cách dễ dàng.
Xu hướng gia tăng các giao dịch xuyên biên giới
Đi cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, việc mua hàng từ nước ngoài trở nên dễ dàng hơn dẫn đến xu hướng gia tăng các giao dịch tiêu dùng xuyên biên giới Xu hướng tiêu dùng xanh, tiêu dùng bền vững
Tiêu dùng xanh, tiêu dùng bền vững đã dần trở thành xu hướng chiếm ưu thế trong tương lai, khi yếu tố chất lượng, có lợi cho sức khỏe và bảo vệ môi trường được người tiêu dùng ưu tiên xem xét khi quyết định mua hàng hóa, dịch vụ.
Cụ thể, 77% người tiêu dùng Việt ưu tiên chọn mua sản phẩm có lợi cho sức khỏe, tỷ lệ tương đương ưu tiên chọn mua sản phẩm hữu cơ, tự nhiên; 62% ưu tiên sản phẩm/dịch vụ thân thiện với môi trường và 61% ưu tiên sản phẩm/dịch vụ có cam kết về giá trị xã hội (theo Báo cáo Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp – Nielsen, 2015).
Bên cạnh yếu tố sức khỏe, môi trường sống cũng là một trong những nguyên nhân góp phần định hướng tiêu dùng của người Việt. Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, thể hiện ở hiện tượng nhiệt độ tăng, không khí lạnh giảm, hạn hán, xâm nhập mặn gây ảnh hưởng đến nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu đến từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có con người và việc sử dụng năng lượng của con người.
Một xu hướng tiêu dùng bắt đầu xuất hiện trong những năm gần đây là ưu tiên lựa chọn hàng hóa, dịch vụ sử dụng năng lượng xanh (năng lượng gió, năng lượng nước, năng lượng mặt trời…) và quá trình sản xuất xanh. Thậm chí, người tiêu dùng còn có xu hướng tẩy chay những doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Xu hướng này thể hiện sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của người tiêu dùng Việt.
Trên cơ sở đánh giá những vấn đề tồn tại trong công tác giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng nữ hiện nay, kết hợp với phân tích xu hướng tiêu dùng trong tương lai, các giải pháp tăng cường bảo vệ người tiêu dùng nữ dưới đây được đề xuất nhằm khắc phục những vướng mắc, tồn đọng và dự liệu để phù hợp với xu hướng tiêu dùng của nữ giới.
Đề xuất lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Bình đẳng giới không còn là khái niệm xa lạ nhưng lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng là vấn đề tương đối mới mẻ cả về lý luận lẫn thực tiễn.
Bình đẳng giới được hiểu là nam và nữ ngang hàng nhau về địa vị và quyền lợi trong xã hội. Trong bất cứ vai trò nào, nam và nữ đều phải được coi trọng như nhau, không bên nào nặng hơn bên nào, không phải cứ vai trò sản xuất phải là của nam giới và vai trò nuôi dưỡng phải là của nữ giới. Theo xu thế hiện đại, nam giới và nữ giới ngày càng chia sẻ với nhau các vai trò và trách nhiệm trong công việc, gia đình và xã hội.
Với cách tiếp cận như vậy, bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thể hiện ở bình đẳng về quyền (vị trí pháp lý và vai trò ngang nhau); bình đẳng về điều kiện, cơ hội tiếp cận các nguồn lực xã hội; bình đẳng về năng lực tiêu dùng, khai thác các nguồn lực xã hội; bình đẳng trong việc tham gia xây dựng quyết định, chính sách phát triển…
Trong bối cảnh Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đang được rà soát và đề xuất sửa đổi, bổ sung, trong thời gian tới khi xây dựng Luật và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì cần lưu ý những nội dung lồng ghép bình đẳng giới, cụ thể như sau:
– Lồng ghép bình đẳng giới xuyên suốt: là đưa những ưu tiên, nhu cầucủa nữ giới một cách có hệ thống và rõ ràng vào tất cả các chính sách, dự án,cơ chế và ngân sách đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng nữ. Theo đó, bấtcứ một chính sách tiêu dùng nào của Nhà nước đều phải tính đến bình đẳnggiới, cần một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật thống nhất và hoànthiện các quy định bảo đảm bình đẳng giới đối với người tiêu dùng nữ thựcchất. Yếu tố này phải được thể hiện rõ trong việc lồng ghép bình đẳng giớitrong xâydựngVBQPPL.
Tăng cường rà soát, hệ thống hóa các VBQPPL có nội dung liên quan trực tiếp tới quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng nữ và lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng luật, pháp lệnh: Công việc rà soát này là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục cần được duy trì và tăng cường hơn nữa để kịp thời phát hiện vấn đề giới trong hoạt động rà soát, hệ thống hóa VBQPPL của người tiêu dùng. Từ đó sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất phương hướng sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với Công ước CEDAW và Luật Bình đẳng giới.
– Cần quy định rõ trách nhiệm của các chủ thể có thẩm quyền lồngghép bình đẳng giới trong quá trình xây dựng luật, pháp lệnh: cần quy địnhrõ ràng, công khai trách nhiệm và nội dung thực hiện liên quan đến ngườitiêu dùng nữ của cơ quan nhà nước có hệ thống nhằm hạn chế tối đa tìnhtrạng thực hiện lồng ghép mang nặng tính hình thức, đối phó, hoặc chồngchéocác nhiệmvụvớinhau.
– Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về lồng ghép bình đẳng giới trong xâydựng VBQPPL và học tập, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài: lồng ghépbình đẳng giới trong xây dựng VBQPPL cho người tiêu dùng nữ vẫn là mộtvấn đề mới và khó, Việt Nam vẫn còn “non trẻ” kinh nghiệm thực tiễn tronghoạtđộngnày.Dođó,cầnđẩymạnhcáchoạtđộnghợptácquốctếnhằmhọctập,chiasẻkinhnghiệmlồngghépbìnhđẳnggiới,nhấtlàcácnghiêncứu về các trở ngại liên quan đến người tiêu dùng nữ trong các dự thảo luật,pháplệnh.
Bên cạnh đó, cần phải thực hiện các quy trình, thủ tục lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng nữ. Theo quy định của pháp luật về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, chuẩn bị báo cáo việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo các nội dung:
+ Xác định vấn đề giới và các biện pháp giải quyết trong lĩnh vực mà
văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh;
+ Dự báo tác động của các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khi được ban hành đối với nữ và nam;
+ Xác định trách nhiệm và nguồn lực để giải quyết các vấn đề giới trong phạm vi văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.
Đồng thời, phải thể chế hóa đầy đủ và tăng cường các biện pháp để công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân trong các lĩnh vực của đời sống dân sự, quyền bình đẳng giữa các chủ thể dưới góc độ giới thuộc mọi hình thức sở hữu và thành phần kinh tế đã được ghi nhận trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách Tư pháp đến năm 2020 và Hiến pháp năm 2013.
– Thực hiện đầy đủ các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạmphápluật năm2015,Điều20và21củaLuậtBìnhđẳnggiới.
– Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là luật chuyên ngành với các quy định ảnh hưởng như nhau với cả hai giới nên không nhất thiết phải quy định cụ thể về từng giới nhưng khi dự thảo các quy định, bình đẳng giới là một yếu tố phải xem xét theo các quy định tại Điều 20 và 21 Luật Bình đẳng giới.
– Để đảm bảo tính thống nhất và tránh chồng chéo giữa các văn bảnpháp quy, những vấn đề đã được quy định tại các luật khác như Luật Bìnhđẳng giới, Luật Lao động và các văn bản dưới luật khác thì không nhắc lạitrong luậtnàymàthốngnhất ápdụngpháp luậtchung.