BVNTD

Yêu cầu khám xét theo thủ tục hành chính

Điều 82 Luật Cạnh tranh 2018, quy định:

Trong quá trình điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính sau đây theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:…b) Khám phương tiện vận tải, đồ vật; c) Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm.

Như vậy, theo quy định pháp luật Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh được đề nghị Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia sử dụng biện pháp khám xét nhưng không trực tiếp tiến hành hành hoạt động khám xét mà phải thực hiện thông qua các cơ quan khác. Tuy nhiên, để áp dụng biện pháp này, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh vẫn phải nắm rõ thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng quyền khám xét.

Để đề xuất áp dụng biện pháp khám xét, cần chú ý những vấn đề sau đây: Khám xét là biện pháp điều tra để thu giữ chứng cứ song cũng là một biện pháp cưỡng chế để đảm bảo xử lý vi phạm hành chính. Biện pháp này có tác động trực tiếp đến quyền cơ bản của tổ chức và cá nhân bị khám xét. Vì vậy, việc áp dụng biện pháp này phải hết sức thận trọng và tuân thủa nghiêm ngặt các quy định pháp luật.

Theo quy định của Luật Cạnh tranh 2018, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành khám xét theo thủ tục hành chính đối với: (1) Phương tiện vận tải, đồ vật và (2) Nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm.

Để đề xuất tiến hành khám xét, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh cần phải thu thập thông tin làm căn cứ quyết định việc khám xét theo thủ tục hành chính. Theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, căn cứ khám xét theo thủ tục hành chính đối với phương tiện vận tải, đồ vật và nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được xác định như sau:

Điều 128. Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính

          Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật đó có cất giấu tang vật vi phạm hành chính.

Điều 129. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

          Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng ở nơi đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

          Để đề xuất áp dụng biện pháp khám xét, Cơ quan Điều tra vụ việc cạnh phải thu thập thông tin để xác định đúng phương tiện vận tải, đồ vật, địa điểm định khám có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Thông tin này phải được kiểm tra đảm bảo có cơ sở tin tưởng. Ngoài ra, để phối hợp khám xét thành công, cần thu thập thêm những thông tin như:

+ Thông tin về người điều khiển, người quản lý đồ vật, chủ sở hữu, quản lý địa điểm bị khám xét: phẩm chất cá nhân, cá tính, thói quen, vị trí xã hội, đặc điểm nghề nghiệp…

          Đặc điểm phương tiện bị khám xét: biển kiểm soát, màu xe, cấu tạo cơ bản của xe…

          Đặc điểm của đồ vật bị khám xét: loại đồ vật, đặc điểm nhận biết, nơi cất giữ, bảo quản…

          Đặc điểm của địa điểm: địa chỉ, cấu trúc, các vùng kế cận, đường ra, vào, tường rào, số lượng người ở địa điểm…

Cần nắm chắc về thẩm quyền ra quyết định khám xét theo thủ tục hành chính để đề xuất lực lượng được yêu cầu cho phù hợp. Theo quy định tại Điều 128,

          Luật Xử lý vi phạm hành chính thì thẩm quyền quyết định việc khám phương tiện vận tải, đồ vật, nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo thủ tục hành chính bao gồm những người sau:

          Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an phường;

          Trưởng Công an cấp huyện;

          Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh của Công an cấp tỉnh; Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường;

          Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, Trạm trưởng Trạm công an cửa khẩu;

Hạt trưởng Hạt kiểm lâm, Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động;

Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc CụcHải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu và Hải đội trưởng Hảiđội kiểm soát trên biển thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục hải quan;

Đội trưởng Đội quản lý thị trường;

Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửakhẩu cảng, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải độibiên phòng, Trưởng đồn biên phòng và Thủ trưởng đơn vị bộ đội biên phòng đóng ở biên giới, hải đảo;

Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển;

          Người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa đã rời sân bay, bến cảng, nhà ga;

Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.

Những người có thẩm quyền từ 1 đến 9 nêu trên có thể giao quyền cho cấp phó bằng văn bản khi họ vắng mặt. Đối với khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính làchỗ ở thì phải đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.

Đối với khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính, trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì tang vật vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy, thì ngoài những người trên, chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, chiến sĩ bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức thuế, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường, thanh tra viên đang thi hành công vụ được tiến hành khám và phải báo cáo ngay cho thủ trưởng trực tiếp của mình và phải chịu trách nhiệm về việc khám.

          Trước khi đề xuất Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành văn bản yêu cầu có thẩm quyền áp dụng biện pháp khám xét, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh cần trao đổi kỹ lưỡng với cơ quan được đề nghị áp dụng biện pháp này. Việc đề xuất lên Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia chỉ tiến hành khi được cơ quan được đề nghị chấp thuận. Trong trường hợp này, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phải chịu trách nhiệm về tính có căn cứ của cuộc khám xét.

Về thủ tục yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành khám xét, cần căn cứ vào quy định của Điều 26 Nghị định 35. Cụ thể như sau:

Điều 26. Thủ tục yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh

          Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh bằng văn bản.

          Văn bản yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh phải có các nội dung chính sau đây:

          Ngày, tháng, năm;

          Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, cơ quan, tổ chức, cá nhân bị kiến nghị áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh;

Tóm tắt hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh;

Lý do cần phải áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh;

đ) Thời gian, phạm vi và biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh cần được áp dụng và các kiến nghị cụ thể khác.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, cơ quan được yêu cầu phải ra quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh. Trường hợp cơ quan được yêu cầu từ chối áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Khi quá trình khám xét diễn ra, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh phải có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với đơn vị thực hiện khám xét theo quy định tại Điều 27 Nghị 35. Cụ thể:

“Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền khi áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh”.

Ngoài ra, trong quá trình khám xét theo thủ tục hành chính, Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh cần cử điều tra viên vụ việc cạnh tranh và cán bộ của mình tham gia chứng kiến quá trình khám xét. Quá trình đó, điều tra viên có thể trao đổi với người có trách nhiệm chỉ đạo cuộc khám xét để đảm bảo việc khám xét có kết quả. Khi tiếp nhận kết quả khám xét, giữa các bên phải lập biên bản chuyển giao đồ vật, tài liệu theo đúng quy định pháp luật.

tin mới cùng chuyên mục

Danh mục khác

Căn cứ Quyết định số 326/QĐ-CT ngày 16 tháng 10 năm 2024 của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia về việc thành lập Hội đồng tuyển dụng viên chức năm 2024, Hội đồng tuyển dụng thông báo như sau: Quyết định công nhận, bổ sung thí sinh đủ điều kiện tham dự V
Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia xin thông báo về việc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp và đề nghị rút tiền ký quỹ của Công ty Cổ phần Đầu tư Sản xuất và Thương mại Sen Việt Group căn cứ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 52 Nghị định 40/2018/NĐ